Ngày đăng  

26/02/2022, 22:18

Lớp Chánh Kiến – Buổi 2: Nhân quả thảo mộc

Thêm vào albums yêu thích Đăng nhập để tương tác

Thêm vào danh sách của tôi

Vui lòng chọn album bên dưới bạn muốn thêm vào
Bỏ qua
00:00
01:22:06

MỤC LỤC

  • 1. Luận về nhân quả thảo mộc 00:00:00
  • 2. Tri kiến giải thoát 00:14:07
  • 3. Tri kiến nhân quả 00:17:20
  • 4. Các đề tài Định Vô Lậu 00:25:51
  • 5. Định Vô Lậu 00:28:41
  • 6. Chánh Niệm Tĩnh Giác 00:37:38
  • 7. Xếp lớp 00:38:55
  • 8. Cuối giờ 01:20:10

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nói về nhân quả thảo mộc, tức là suy nghĩ để chứng minh khi nói đến những sự trừu tượng của nhân quả làm cho người ta hiểu, mình không nói chuyện mơ hồ, mà nói chuyện nhân quả rất rõ ràng. Nếu nói đúng thì lần lượt bài Định Vô Lậu quán về nhân quả mấy con sẽ đi từng bước một, nhân quả thảo mộc, rồi nhân quả thời tiết, tức là nắng mưa gió bão thời tiết, rồi mới tới nhân quả của con người, nhân quả của con người tức là nhân quả của loài động vật. Từ nhân quả mà nói đến con người thì chúng ta mới truy tìm nhân quả từ đâu mà có, bắt đầu từ chỗ cụ thể là nhân quả của thảo mộc, rồi từ đó chúng ta mới suy ra, mới tìm ra để chỉ cho người ta thấy nhân quả rõ ràng và cụ thể.

Bài giảng của Trưởng lão Thích Thông Lạc ở Lớp Chánh Kiến, buổi 2 cho tu sinh nữ, ngày 3/11/2005, tại Tu viện Chơn Như.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 3: Tư duy nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Lời dạy đầu tiên của Đức Phật sau khi tu chứng là Bốn Chân Lý, Bốn Sự Thật. Từ đó về sau, tất cả những bài pháp của Phật đều là sự thật, cho nên nhân quả của Đạo Phật cũng phải nói như thật. Vì vậy, học nhân quả, suy luận nhân quả, thấu suốt nhân quả, thấy như thật để chúng ta biết con đường thoát ra khỏi nhân quả. Do đó, chúng ta đi vào cái cụ thể nhất là nhân quả thảo mộc để nói nhân quả con người mà người ta thấy như thật, đó là hiểu nhân quả.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 1: Khai giảng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, gọi là Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là phương pháp dùng tư duy quán xét để thấu suốt cái lý như thật của các pháp, tức là thấy bằng đôi mắt nhân quả, chứ không phải đúng sai phải trái, nên xây dựng cho chúng ta một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát. Do đó, nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát.
5.0
Tổng 4 lượt bình luận

Ban biên tập

10:50 26 Th2 2022
1

“Bởi vì cái định này, cái phương pháp tu để tâm mình được an ổn thì gọi là Định Vô Lậu. Cuộc đời tu hành của chúng ta vốn tu để tâm không còn lậu hoặc, tức là tâm không còn tham, sân, si. Mà phương pháp làm cho chúng ta không còn tham, sân, si, nếu chúng ta không tập luyện, không rèn luyện cho nhu nhuyễn, thuần thục thì làm sao chúng ta được giải thoát? Cho nên, chúng ta tu tập pháp này rất nhiều, không thể ít được, buộc lòng chúng ta phải rèn luyện triển khai tri kiến hằng ngày. Nghĩa là tu pháp gì thì pháp, nhưng mỗi ngày ít ra chúng ta phải dành ra một tiếng để tư duy, suy nghĩ về những đề tài.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:49 26 Th2 2022
1

“Có người hỏi Thầy tri kiến giải thoát là cái gì? Là một sự hiểu biết làm cho tâm mình không dao động, không đau khổ. Đó là sự hiểu biết của ý thức chúng ta, chứ không có gì gọi là “Tuệ”. Cho nên, gọi là tri kiến giải thoát, sự hiểu biết giải thoát, đó là danh từ trong kinh điển.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:49 26 Th2 2022
1

“Cũng như mình thấy người khác mắng chửi mình, mình biết họ là người đang gieo nhân ác và mình là người đang trả quả. Do đó, mình bị người ta chửi nhưng mình không để cái quả đó làm cho mình đau khổ, cho nên mình thấy mình đang trả quả và đồng thời, mình giữ tâm không dao động trước nhân quả đó. Thì như vậy, rõ ràng mình không bị tác động trước nhân quả, mà mình lại chuyển được nhân quả, thì đó là giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:49 26 Th2 2022
1

“Tại sao mấy con biết không? Tại vì chúng ta không hiểu nhân quả thì chúng ta hay phiền não, khổ đau. Khi hiểu nhân quả, trước cơn đau của bệnh, mình biết đó là nhân quả. Bởi vì, mình đau là cái quả, do cái nhân nào mà đau? Từ cái chỗ hiểu biết, do đó mình không dao động trước quả khổ của mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Tu sinh

  • Album

    Lớp Chánh Kiến

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    3/11/2005

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone