Lớp Chánh Kiến – Buổi 6: Nhân quả thảo mộc
00:00
01:32:20
MỤC LỤC
- 1. Tư duy nhân quả thảo mộc 00:00:00
- 2. Phải trí tuệ, sáng suốt giữ đạo đức vệ sinh 00:17:02
- 3. Nhận xét bài làm 00:30:52
- 4. Nhận xét bài làm Diệu Đức 00:40:50
- 5. Trả bài 00:51:15
- 6. Đi khất thực 00:58:59
- 7. Giờ giấc tu hành 01:01:48
- 8. Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu 01:06:10
- 9. Kinh nghiệm tu hành 01:13:18
- 10. Tứ bất hoại tịnh 01:15:45
- 11. Sách tấn tu tập 01:19:06
- 12. Câu hỏi cuối giờ 01:27:45
NỘI DUNG MÔ TẢ
Chúng ta học để triển khai tri kiến nhân quả tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ nhân quả, mà bài học đầu tiên là nhân quả thảo mộc. Khi hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.
Bài giảng của Trưởng lão Thích Thông Lạc ở lớp Chánh kiến, buổi 6, cho tu sinh nữ vào ngày 7/11/2005, tại Tu viện Chơn Như
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Album
Lớp Chánh Kiến
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
7/11/2005
-
Thể loại
Giáo án
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Chúng ta càng đi sâu thì thấy nhân quả diễn biến vô cùng sâu sắc. Chúng ta học để triển khai tri kiến tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ được nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chúng ta xác định cụ thể, rõ ràng làm cho tri kiến của chúng ta hiểu một cách rõ ràng về nhân quả, từ đó mọi pháp xung quanh xảy ra chúng ta đều thấy bằng nhân quả, không còn sai, mà không còn sai thì tâm hồn của chúng ta rất là an ổn, không còn đau khổ nữa. Cho nên, sự hiểu biết về nhân quả rất cần thiết cho chúng ta, nó là chánh kiến trong lớp Chánh kiến của Đạo Phật, tức là đầu tiên vào Đạo Phật học thì chúng ta phải có sự hiểu biết đúng đắn, sự hiểu biết như thật, đó là chánh kiến.
Vậy thì các con phải cố gắng rèn luyện mình trong sự hiểu biết này, phải siêng năng làm bài, siêng năng ghi chép, siêng năng tập luyện những gì mà Thầy dạy để chúng ta triển khai tri kiến hiểu biết như thật. Nhờ có triển khai hiểu biết như thật mà cứu chúng ta thoát ra khỏi quy luật của nhân quả, làm cho nhân quả chuyển biến hoặc chấm dứt nhân quả không còn tác động trên thân tâm chúng ta được nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Từ nhân quả của cây cỏ, thảo mộc mà chúng ta suy luận đến nhân quả con người thì đâu có khác gì? Và sự sanh diệt của cây cỏ, tức là nhân quả duyên sanh thì nó không có khác gì. Thảo mộc hợp duyên sanh ra thì con người cũng hợp duyên mà sanh ra chứ có khác gì loài cây cỏ, cho nên nhân quả của cây cỏ chính là nhân quả của con người. Nhìn cây cỏ mà đoán được nhân quả con người một cách cụ thể, không mơ hồ một chút nào, vì vạn vật từ cây cỏ cho đến loài động vật đều sinh ra trong quy luật nhân quả thì phải giống nhau, phải cụ thể, không còn mơ hồ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Thầy thấy rằng chỉ duy nhất có Đạo Phật mới giúp chúng ta triển khai tri kiến hiểu biết tất cả những lý lẽ chân thật của luật nhân quả, của sự sinh diệt nhân quả, do đó chúng ta mới làm chủ được sự sống chết của bản thân mình. Cho nên, trong giờ tu Định Vô Lậu phải cố gắng siêng năng rèn luyện tư duy, quán xét, những gì còn thiếu sót thì các con ghi chép trở lại, làm nhiều lần, nhiều bài và đồng thời tiếp tục Thầy cho một cái đề tài nào đó thì mấy con cố gắng làm đúng đề tài đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, từ nhân quả thảo mộc mà chúng ta nghiên cứu qua nhân quả con người thì có khác gì đâu, vì nhân quả thảo mộc và nhân quả con người chỉ duy nhất một thứ chứ không thành hai được. Nhưng nhân quả con người thì nó sẽ đi qua các hành động thiện ác mà nó tạo thành nhân quả thiện ác. Chúng ta thấy rõ cái hành động làm cho kẻ khác đau khổ, buồn phiền thì đó là ác. Cái nhân quả mà chúng ta làm cho người khác an ổn, yên vui, bình an thì đó là nhân quả thiện. Đạo Phật đã xác định cho chúng ta thấy được nhân quả rõ ràng để chúng ta đừng làm khổ mình khổ người. Còn làm khổ mình khổ người, hoặc làm khổ mình, hoặc làm khổ người là ác pháp. Chỉ có không làm khổ mình khổ người là thiện pháp, là nhân quả thiện. Do như vậy mà cuộc đời chúng ta theo Đạo Phật tu hành mục đích là chúng ta sống không làm khổ mình khổ người, còn những điều làm khổ mình khổ người, hoặc làm khổ mình, hoặc làm khổ người nhất định chúng ta không làm nữa, thì chúng ta mới chấm dứt được nhân quả, còn nếu không thì chúng ta không chấm dứt được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chúng ta từ nhân quả sanh ra, rồi chúng ta lại hiểu được nhân quả, biết được những pháp để chuyển đổi nhân quả. Ví dụ như một trái cam chua mà chúng ta lai ghép làm cho trái cam đó trở thành ngọt, thì đó là chuyển hoá nhân quả. Khi mà hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)