Ngày đăng  

15/10/2021, 22:15

Con đường tu tập của Đạo Phật

Thêm vào albums yêu thích Đăng nhập để tương tác

Thêm vào danh sách của tôi

Vui lòng chọn album bên dưới bạn muốn thêm vào
Bỏ qua
00:00
00:44:35

MỤC LỤC

  • 1. Khai thị Phật pháp 00:00:00
  • 2. Pháp Thân Hành Niệm 00:25:16

NỘI DUNG MÔ TẢ

Một con người sinh ra đời mà muốn được hạnh phúc chân thật thì thứ nhất là không nên làm khổ mình, thứ hai là không nên làm khổ người, thứ ba là không nên làm khổ chúng sanh. Đó là mục đích của Đạo Phật ra đời để giúp cho nhân loại không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, chớ không phải Đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta tu tập để cầu có thần thông, cũng không phải cầu nơi tha lực ban cho mình có phước báu giàu sang hay được bình an mạnh giỏi, Đạo Phật không làm điều đó!

CON ĐƯỜNG TU HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc khai thị Phật pháp cho nhóm Phật tử Khánh Hòa, vào ngày 18/6/2004, tại Tu viện Chơn Như. Nội dung tóm lược như sau:

I- KHAI THỊ PHẬT PHÁP

Bởi vì Đức Phật đã hiểu được bài pháp đó như thế nào, vì thấy bốn (chân lý) lẽ thật không thể sai khác được, chỉ có loài người mới có những chân lý này:

Thấy khổ, Đức Phật nói con người là khổ thì không thể nào ai nói rằng hạnh phúc được, và Đức Phật nói nguyên nhân đau khổ của con người thì không ai có thể chối cãi được những điều đó, khi Đức phật nói trạng thái Niết Bàn tức là “Diệt Đế” diệt khổ thì không phải là một điều mơ hồ trừu tượng mà là một trạng trái thực tế trong tâm của chúng ta, khi chúng ta diệt nguyên nhân đau khổ. Và đồng thời Đức Phật đưa ra con đường tu tập để diệt nguyên nhân đau khổ thật là cụ thể rõ ràng đó là “Đạo Đế”, BÁT CHÁNH ĐẠO:

Bát Chánh Đạo là tám lớp tu học chớ không phải tám bài thuyết giảng suông, tám lớp ấy là:

1- Chánh kiến

2- Chánh tư duy

3- Chánh ngữ

4- Chánh nghiệp

5- Chánh mạng

6- Chánh tinh tấn

7- Chánh niệm

8- Chánh định

Mỗi lớp ít ra thời gian tu học của chúng ta cũng phải một năm, cho nên Đức Phật có nói trong kinh Tứ Niệm Xứ: “Tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Đó là giá chót của việc tu tập Đạo Phật là bảy năm, bảy năm để xác định cho chúng ta biết tám lớp học này trong Đạo Phật từ lớp Chánh kiến cho đến Chánh định, thì chúng ta thấy rằng lớp Chánh kiến cho đến lớp Chánh Niệm là bảy lớp mất nhiều thời gian, lớp Chánh định thì Đức Phật xác định không có khó khăn không có mệt nhọc, cho nên tu Thiền định không khó mà tu Giới luật mới khó, trong tám lớp này có ba cấp:

1- Cấp thứ nhất là cấp Giới.

2- Cấp thứ hai là cấp Định.

3- Cấp thứ ba là cấp Tuệ.

Vì vậy, chúng ta thấy người tu theo Đạo Phật dù là cư sĩ hay tu sĩ trước khi vào Đạo Phật đều phải học lớp Giới luật, Giới luật là đạo đức của loài người, đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Một con người sinh ra đời mà muốn được hạnh phúc chân thật thì thứ nhất là không nên làm khổ mình, thứ hai là không nên làm khổ người, thứ ba là không nên làm khổ chúng sanh. Đó là mục đích của Đạo Phật ra đời để giúp cho nhân loại không làm khổ mình khổ người khổ chúng sanh, chớ không phải Đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta tu tập để cầu có thần thông, cũng không phải cầu nơi tha lực ban cho mình có phước báu giàu sang hay được bình an mạnh giỏi, Đạo Phật không làm điều đó! Mà Đạo Phật dạy cho chúng ta biết cách thức sống thế nào để đem lại hạnh phúc cho mình cho người, đó chính là bảy lớp học đầu tiên của Đạo Phật được gọi là lớp Giới luật. Bởi vì Tam Vô Lậu Học của Đạo Phật là “GIỚI ĐỊNH TUỆ”. Thế mà người ta chỉ tu theo Đạo Phật bằng Thiền định, bằng cầu khẩn cúng bái, cầu siêu, cầu an, thì như vậy có đúng là Đạo Phật không? Tu học Phật như vậy có đúng không?

Cho nên, bài pháp đầu tiên của Đức Phật dạy là lớp Chánh kiến. Lớp Chánh kiến ta phải tu những pháp gì?

Đức Phật dạy: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”.

Đó là Bốn Chánh Cần, là bốn điều siêng năng cần mẫn đầu tiên của người theo Đạo Phật, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần, bốn điều cần mẫn tu tập hằng ngày hằng giờ hằng phút hằng giây là ngăn ác diệt ác và luôn luôn sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, có như vậy chúng ta mới thấy được sự giải thoát chơn thật. Nhưng nó rất khó, rất khó theo Đạo Phật vì Giới luật là tự nguyện tự giác, không thể bắt buộc. Vì Giới luật của Phật không phải là “Giới cấm” mà các Tổ đời sau thấy các vị Tỳ kheo phạm giới phá giới, bẻ vụn giới, cho nên các Tổ dựa theo kinh Phật soạn thảo ra thành bộ Giới cấm…”

II- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

“Cho nên, ở đây chúng ta phải hiểu pháp Thân Hành Niệm là pháp động, động ở tâm, cho nên pháp lệnh chứ không phải pháp ức chế tâm.

Vì vậy tu pháp Thân Hành Niệm là tu lệnh, nương vào niệm để tạo thành cái lệnh, tạo thành cái lệnh để cho tâm mình động và tâm động để cho từng cặn cáu của tâm, tức là từng tham sân si ở trong tâm chúng ta lần lượt sẽ tuôn ra hết…”

III- KẾT LUẬN

“Đến đây Thầy đã giảng tóm lược con đường tu tập của Đạo Phật là như vậy, nên quý Phật tử thấy cuộc đời của mình không lẽ chúng ta đã sanh được thân người mà chỉ biết có làm để phục vụ cho ăn ngủ thì không có lý. Chúng ta phải nỗ lực như thế nào để xứng đáng cho sự có mặt của chúng ta trên thế gian này, chứ không thể nào chỉ phục vụ cho ăn ngủ! Làm cho tiền nhiều thì cũng chỉ để phục vụ cho ăn ngủ và dục lạc chớ không có gì khác hơn ngoài vấn đề này thì cuối cùng chúng ta chết đi cũng chẳng được gì có phải không? Chúng ta có thân người là khó chứ không phải dễ, có thân mà được nghe chánh pháp của Phật như thế này mà không tu thì quá uổng. Phải nỗ lực, tuy Thầy nói khó, khó nhưng không phải không làm được, không làm được thì sao Phật tu giải thoát được và làm sao trong thời đại của chúng ta hôm nay Thầy đã tu được giải thoát. Thầy đã làm được, cơ thể Thầy các con thấy đấy… Thầy ốm yếu, Thầy nhỏ con đâu có lớn con, thì Thầy tin rằng mấy con có thừa sức làm được, nhưng phải bền chí, phải kiên gan, trên con đường tu tập vì nghiệp của chúng ta nặng, nó sẽ gặp nhiều khó khăn, chúng ta phải đổi lấy bằng máu và nước mắt, khi chúng ta ngồi tu có thể thân chúng ta đau mà vẫn cứ ngồi sừng sững mà tu, nước mắt chảy ròng ròng không hề dám buông pháp, có gan dạ như vậy thì chúng ta mới vượt qua được khổ đau của kiếp người…”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Khai thị Phật pháp, chuyển nghiệp, báo hiếu

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử TP. HCM

Thầy khai thị Phật pháp cho các Phật tử giác ngộ quy luật nhân quả và chân lý giải thoát, trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Khi bảo vệ được được chân lý thì người ta chửi mà mình không giận, vì tâm mình bất động. Tâm bất động thì sẽ chuyển nghiệp thành thiện pháp hết, mang lại hạnh phúc, an vui cho chúng ta.

Những gì tôi biết về Thầy tôi

Mật Hạnh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thầy Mật Hạnh viết về Trưởng lão Thích Thông Lạc, một tấm gương đức hạnh cao thượng tuyệt vời của một bậc tu hành xả tâm, sống không làm khổ mình khổ người, thật khó có bút mực nào tả được những đức hạnh ấy.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Bao Le

02:13 18 Th11 2021
1

Bài giảng của thầy rất hay và ý nghĩa

Bao Le

01:54 18 Th11 2021
1

Bài giảng của thấy rất hay. Giúp con biêt được thêm nhiều điều

Ban biên tập

11:22 15 Th10 2021
1

“Mục đích ra đời của Đạo Phật là giúp cho con người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử Khánh Hòa

  • Album

    KHAI THỊ PHẬT PHÁP

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    18/6/2004

  • Thể loại

    Khai thị Phật pháp

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone