MỤC LỤC
- 1. Công ơn Đức Phật 00:00:00
- 2. Pháp Như Lý Tác Ý 00:06:29
- 3. Tu trong chiếc áo người cư sĩ 00:08:00
- 4. Tương ưng 00:17:41
- 5. Tỉnh thức 00:30:53
- 6. Pháp tu phù hợp với mỗi đối tượng 00:36:24
- 7. Phật tử 00:50:45
- 8. Cận tử nghiệp tương ưng tái sanh 01:15:20
NỘI DUNG MÔ TẢ
Người cư sĩ sống trong gia đình thì nên tu đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước các ác pháp. Sau khi tâm mình bất động trước mọi hoàn cảnh của gia đình và xã hội thì mới bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai, sống đúng hạnh ăn, ngủ, độc cư, thực hiện các pháp tu hành khác so với giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của người tu sĩ, giới luật của người tu sĩ khác so với người cư sĩ.
TU TRONG CHIẾC ÁO NGƯỜI CƯ SĨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc trả lời vấn đạo cho nhóm Phật tử Khánh Hòa, vào ngày 18/6/2004, tại Tu viện Chơn Như. Nội dung tóm lược như sau:
1- CÔNG ƠN ĐỨC PHẬT
Thầy nhắc nhở công ơn của Đức Phật đã tu hành chứng đạo, giảng dạy phương pháp tu hành cho chúng ta.
2- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý
May mắn thay, Thầy trở về với pháp Nguyên Thủy, với những câu pháp hướng Như Lý Tác Ý mà thành tựu đạo giải thoát.
Thì hôm nay, buổi sáng, Thầy đã hướng dẫn mấy con những cốt tủy của tu tập, chỉ có phương pháp Như Lý Tác Ý mà tác ý những câu thực tế, để thực hiện được tâm hồn giải thoát của mình.
3- TU TRONG CHIẾC ÁO NGƯỜI CƯ SĨ
Người cư sĩ sống trong gia đình thì nên tu đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước các ác pháp.
Sau khi tâm mình bất động trước mọi hoàn cảnh của gia đình và xã hội thì mới bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai, sống đúng hạnh ăn, ngủ, độc cư, thực hiện các pháp tu hành khác so với giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của người tu sĩ, giới luật của người tu sĩ khác so với người cư sĩ.
Người cư sĩ thỉnh thoảng thọ Bát Quan Trai, sống 1 ngày đêm như người tu sĩ, đó là gieo duyên làm tu sĩ.
Vì trong hoàn cảnh của người tu sĩ thì mới đủ điều kiện để tu tập chứng Thiền định và Tam Minh.
4- TƯƠNG ƯNG
Trong kinh Tương Ưng, Đức Phật dạy chúng ta rất rõ ràng, chúng ta tương ưng chỗ nào thì khi bỏ thân chúng ta sẽ tái sanh chỗ đó.
Hiện giờ, tâm chúng ta còn tham, sân, si, phiền não, tức là tương ưng với những người còn tham, sân, si, khi chết thì phải làm con cái của những người còn tham, sân, si.
Khi chúng ta hết tham, sân, si thì có trạng thái không tham, sân, si, tức là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
Cho nên, khi chúng ta càng ly dục ly ác pháp thì trạng thái tâm bất động càng được kéo dài, cho đến khi đạt được 12 giờ tâm không phóng dật, thì tương ưng với chỗ Đức Phật đang ở, là chỗ bất động hoàn toàn.
5- TỈNH THỨC
Làm sao người trẻ tuổi vừa học thông minh và vừa tu được thì phải tập tỉnh thức. Có 4 giai đoạn tỉnh thức:
– Giai đoạn 1: Tỉnh thức biết ngày giờ chết, chứ chưa phải làm chủ sự chết.
– Giai đoạn 2:Tỉnh thức khi đi vào bào thai.
– Giai đoạn 3: Tỉnh thức ở trong bào thai.
– Giai đoạn 4: Tỉnh thức khi xuất thai, nhớ được đời trước mình là ai, làm gì, ở đâu…
Người hay quên là bị vô kí, nên có phương pháp tập tỉnh thức để không có vô kí. Muốn tập tỉnh thức thì phải tập Chánh Niệm Tĩnh Giác.
Muốn tập tỉnh thức không phải dễ, vì có thể bị ức chế. Muốn học, muốn tu thì phải học, phải hỏi.
Người trẻ thì phải tập tỉnh thức để học tập nhớ không quên.
6- PHÁP TU PHÙ HỢP VỚI MỖI ĐỐI TƯỢNG
Mình ở trong vị trí nào thì có phương pháp tu tập phù hợp với vị trí đó.
Những người già lớn tuổi thì phải tu cái gì?
Những người sống trong gia đình thì phải tu như thế nào để gia đình hạnh phúc, an vui?
Người trẻ thì tu ra sao?
Thầy vì thương chúng sanh, nên ra sức làm việc, giảng dạy, viết sách, để chúng sanh biết cách tu hành phù hợp với từng lứa tuổi, từng hoàn cảnh…
Các con hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để xả tâm là đền đáp ơn Thầy.
7- PHẬT TỬ
Trong đất nước Việt Nam có 2 giới Phật tử:
– Phật tử đến chùa theo phong tục của ông bà, cha mẹ…
– Phật tử quy y.
Đối với Đạo Phật, thì người thầy ở chùa cần phải hướng dẫn người Phật tử đạo đức không làm khổ mình khổ người, bắt đầu từ 5 giới.
Đến chùa để học đạo đức không làm khổ mình khổ người mới đúng.
8- CẬN TỬ NGHIỆP TƯƠNG ƯNG TÁI SANH
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Phật tử Khánh Hòa
-
Album
KHAI THỊ PHẬT PHÁP
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
18/6/2004
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Người cư sĩ sống trong gia đình thì nên tu đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước các ác pháp. Sau khi tâm mình bất động trước mọi hoàn cảnh của gia đình và xã hội thì mới bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai, sống đúng hạnh ăn, ngủ, độc cư, thực hiện các pháp tu hành khác so với giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của người tu sĩ, giới luật của người tu sĩ khác so với người cư sĩ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)