Muốn chứng đạo phải tu tập 8 lớp Chánh Chánh Đạo – Phần 1
NỘI DUNG MÔ TẢ
Đạo Phật tu hành không khó, nhưng vì chúng ta huân tập những thói quen lâu đời khó bỏ, cho nên cần phải có trường lớp để đào tạo mấy con thấm nhuần đường lối giải thoát theo chương trình Bát Chánh Đạo. Ở đó mấy con sẽ được tu tập tri kiến giải thoát. Từ lớp Chánh kiến Thầy dạy mấy con cách thức nhìn mọi sự vật, mọi sự kiện xảy ra để không có giận hờn phiền não nữa. Thầy rèn luyện tri kiến hiểu biết của mấy con đi vào hướng giải thoát.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play“ ở trên để nghe toàn bộ nội dung bài giảng video này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh và Phật tử
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
6/2/2011
-
Thể loại
Bài giảng
-
Dữ liệu
Video
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Cho nên, Thầy sẽ cố gắng, nhưng mấy con nhớ lời Thầy dạy, mấy con là Phật tử phải giữ gìn 5 giới trọn vẹn, nếu mấy con giữ gìn 5 giới trọn vẹn thì chắc chắn Thầy sẽ có 8 lớp này, có trường lớp đào luyện cho mấy con.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Thầy đang tha thiết lắm mấy con, từ lâu mấy con cũng có nghe Thầy có cái mộng, cái mộng thôi vì chưa thực hiện được, ước vọng của Thầy sẽ thực hiện khu an dưỡng. Các con sẽ được đến đó Thầy nuôi dưỡng các con, dạy các con sống đạo đức không làm khổ mình. Nghe thì dễ nhưng người ta nói lời nói trái ý làm mấy con tức giận là mấy con đã tự làm khổ mình rồi, một vấn đề gì xảy ra làm chướng ngại tâm mấy con là các con đã tự làm khổ mình, nhưng trái lại mấy con được huấn luyện trên Chánh kiến, các sự kiện xảy ra mấy con không buồn khổ, mấy con đều thương yêu và tha thứ mọi người xung quanh. Bởi vì ai cũng ở trong ác pháp chứ đâu có ai ở trong thiện pháp đâu mấy con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ở đó sẽ rèn luyện cho mấy con tu tập được TRI KIẾN GIẢI THOÁT, còn tri kiến hiện giờ mấy con hiểu biết nó không giải thoát, đụng tới mấy con giận hờn, phiền não, lo lắng, sợ hãi, sợ đói, sợ khát đủ điều, đó là tri kiến không giải thoát. Còn tri kiến mà Đạo Phật dạy cho mấy con hiểu biết là không có ác pháp nào tác động vào nó được, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thầy nói đơn giản, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, ai nghe cũng hiểu hết, nhưng mà sao tu hoài không được?
Nó đợi Thầy phải mở 8 lớp học BÁT CHÁNH ĐẠO đó mấy con! Từ lớp Chánh kiến Thầy dạy mấy con cách thức NHÌN MỌI SỰ VẬT, mọi sự kiện xảy ra ĐỂ KHÔNG CÓ GIẬN HỜN PHIỀN NÃO nữa. Thầy RÈN LUYỆN TRI KIẾN HIỂU BIẾT của mấy con ĐI VÀO HƯỚNG GIẢI THOÁT. Nhưng làm sao chúng ta lại có 8 lớp học này?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Như bây giờ Thầy nói: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con nghe mấy con hiểu, mấy con giữ được 1 phút, 2 phút, đâu có nhiều được. Nhưng trên cái trường lớp huấn luyện, buộc lòng mấy con đến học, người ta đào tạo, dạy và tập luyện cho mấy con thực hành. Vừa học, vừa hiểu để làm gì? – TRI KIẾN HIỂU BIẾT của mấy con để NGƯỜI TA CHỬI MẤY CON KHÔNG GIẬN, bởi vì mấy con hiểu thì mấy con không giận, còn bây giờ mấy con không hiểu thì mấy con phải giận, phải tức thôi, các con hiểu không? Cho nên, người ta đào luyện cho mấy con LÀM CHỦ CUỘC SỐNG, không giận hờn phiền não, lúc nào cũng THƯƠNG YÊU và THA THỨ, thì mấy con GIẢI THOÁT hoàn toàn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đạo Phật đã tu mấy ngàn năm nay rồi, thế mà nhìn lại quá dễ chứ đâu khó khăn gì? Tại sao chúng ta làm không được? Thật sự ra người nào làm cũng được hết, nhưng vì chúng ta bị thành một thói quen lâu đời rồi, bây giờ bỏ ngay liền bỏ không được mấy con. Cho nên, nó phải có trường lớp để đào tạo mấy con lần lượt thấm nhuần đường lối của Phật giáo, thấm nhuần sự giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đạo Phật là đạo như thật, Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy cái gì? – Thấy giải thoát. Cho nên, mấy con thấy cái chân lý của Đạo Phật, cái Niết Bàn của Đạo Phật đâu phải là cái gì sâu xa, cảnh giới ở đâu mà cái trạng thái tâm của các con. Các con nhớ, cái trạng thái tâm của mình lăng xăng, lộn xộn, chuyện này, chuyện kia, ham muốn điều này, điều kia, đó là tâm thế gian; còn tâm Phật bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)