Ngày đăng  

17/10/2022, 20:09

NỘI DUNG MÔ TẢ

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” ở trên để xem toàn bộ nội dung video sách nói tư liệu này.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả trong hành động

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Phước

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.

Đạo đức cho mọi người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngọc Hương

Con đừng nghĩ tu hành theo Phật giáo là phải xuất gia làm Tăng, Ni mới tu tập được rốt ráo. Không phải vậy con ạ! Đạo Phật là chân lý của con người, cho nên sự tu tập của Đạo Phật là sự sống đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người. Vì thế, mọi người trong các tầng lớp xã hội đều có thể dành thì giờ học tập đạo đức này đều được cả. Trong cuộc sống hằng ngày buôn bán con vẫn tu tập được, nhưng phải có sự quyết tâm buông xả, phải có sự thông suốt lý nhân quả.
5.0
Tổng 6 lượt bình luận

Ban biên tập

08:12 17 Th10 2022
1

“Cho nên, Đạo Phật ra đời dạy: “Con người bỏ xuống tất cả các ác pháp và sẽ được tất cả các thiện pháp”, đó là một bí quyết bảo vệ môi trường sống trên hành tinh này, đem lại cho muôn loài một đời sống công bằng và công lý.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:12 17 Th10 2022
2

“Cuộc sống của con người chỉ là một vở tuồng trên sân khấu nhân quả, có đáng gì cho chúng ta đắm mê mà không buông bỏ được phải không hỡi con? Chỉ toàn là khổ đau, khổ đau vì tranh ăn; khổ đau vì danh lợi; khổ đau vì hơn thua, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:12 17 Th10 2022
2

“Nói buông xả là nói đến một đời sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người, một đời sống đức hạnh tuyệt vời mà mọi người hằng mơ ước.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:11 17 Th10 2022
1

“Nhàm chán không có nghĩa là chán đời, ở đây có nghĩa là thấu suốt được vạn pháp không có thực thể nên tâm không còn tham đắm và dính mắc nó nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:11 17 Th10 2022
1

“Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:11 17 Th10 2022
1

“Đạo Phật là đạo buông xả, có nghĩa buông xuống không dính mắc bất cứ một vật nào cả, còn dính mắc, dù cho một pháp nhỏ nhất như đầu mũi kim thì cũng chưa chấm dứt sanh tử, luân hồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Hải Tâm

  • Thời gian

    1998

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    mp4

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone