Ngày đăng  

14/09/2022, 18:47

NỘI DUNG MÔ TẢ

Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc đọc trực tiếp như dưới đây:

Chơn Như, ngày 02 tháng 12 năm 1998

XẢ TÂM

Liễu Tâm vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con tu Định Vô Lậu 30′ (con tu như Thầy đã hướng dẫn) thấy kết quả có nhiều tiến bộ, con tập xả tâm diệt ngã trong các hành động để đối trị. Tuy vậy con còn phải tiếp tục xả và diệt nhiều nữa để tu thân và tâm con trở nên thanh tịnh như lời Thầy đã dạy chúng con.

Đáp: Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật, con chọn nó làm pháp môn tu hành cho con tức là con có duyên với nó. Người nào có duyên với pháp môn này tu tập xả tâm nhanh chóng và kết quả giải thoát thực tế và cụ thể nhất, vì xả được là có giải thoát ngay liền. Định Vô Lậu được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

Con đã tìm thấy sự lợi ích của pháp môn này tức là con đã có duyên với nó. Vậy con phải nỗ lực gắn bó tu tập xả tâm cho thật rốt ráo.

Khi xả sạch tâm rồi con mới thấy pháp môn này tuyệt vời: cứu người thoát ra biển khổ, cứu người chấm dứt mầm tái sanh, cứu người vượt qua sanh, già, bệnh, chết, kiến tạo thế giới con người thành Thiên Đàng, Cực Lạc, biến con người phàm phu thành Thánh nhân, thoát kiếp loài thú vật, làm kiếp người.

Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này.

“Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác. Có duyên với nó con nên tu tập nhiều hơn.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 1: Khai giảng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, gọi là Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là phương pháp dùng tư duy quán xét để thấu suốt cái lý như thật của các pháp, tức là thấy bằng đôi mắt nhân quả, chứ không phải đúng sai phải trái, nên xây dựng cho chúng ta một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát. Do đó, nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát.

Chánh kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.
5.0
Tổng 4 lượt bình luận

Ban biên tập

06:51 14 Th9 2022
2

“Tứ Thánh Định không ngoài Định Vô Lậu” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:51 14 Th9 2022
3

““Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác. Có duyên với nó con nên tu tập nhiều hơn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:50 14 Th9 2022
3

“Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:50 14 Th9 2022
3

“Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Tâm

  • Thời gian

    02/12/1998

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    4

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone