Ngày đăng  

09/06/2024, 18:49

NỘI DUNG MÔ TẢ

Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tập sách này. Dưới đây là trích đoạn phần “Lời nói đầu”:

LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa các bạn! Các bạn hãy bình tĩnh và suy tư cho đúng đắn đừng chủ quan mà hãy khách quan phán xét: Như Đức Phật đã dạy: “Lấy Giới luật làm thầy”. Thầy ở đây quý bạn đừng hiểu theo nghĩa ông thầy, ông tổ, mà phải hiểu theo nghĩa là người dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đi không lạc bước vào nơi nguy hiểm.

Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?

Như vậy, giới luật của Phật là một vị thầy của chúng ta, là người dẫn đường cho chúng ta đi trên lộ trình giải thoát, như vậy giới luật có xứng đáng là thầy của chúng ta không hỡi các bạn?

Vì lợi ích cho con người như vậy, nên Đức Phật mới di chúc: “Lấy giới luật Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Lời di chúc này chắc các bạn không quên.

Kính thưa quý bạn! Suốt 10 tập Đường Về Xứ Phật gần 4.000 trang giấy, các bạn đã được đọc và có cảm tưởng những gì về bộ sách này chăng?

Các bạn có tư duy suy nghĩ và hiểu nỗi lòng của tác giả đã viết lên những trang sách này không?

Các bạn có biết chăng những trang sách này tác giả đã viết lên với tâm huyết và nguyện vọng làm sáng tỏ lại chân lý Phật giáo. Các bạn có biết chăng? Những trang sách này tác giả đã viết lên với lòng thương yêu chân thành vì tín đồ Phật giáo trên hành tinh này đã, đang và sẽ hướng về Phật giáo với một lòng tha thiết cầu sự giải thoát nơi pháp mầu của Đức Thế Tôn. Lòng tha thiết ấy đã thể hiện tâm nguyện của người cư sĩ qua những bức tâm thư gửi về bằng những ước nguyện chân thành tha thiết khẩn cầu cho chúng tôi trụ thế lâu dài để dìu dắt họ thoát khỏi những phong ba bão táp của kiếp sống làm người.

Ôi! Đời người nước mắt nhiều hơn nước biển, ở thế gian này không ai là không khóc một lần!!! Vì thế mà tiếng kêu tha thiết tận đáy lòng của những người con Phật, vì thời đại này mà tìm thấy một con người bằng xương bằng thịt, cũng cha sanh mẹ đẻ như mọi người khác, thế mà người ấy sống trọn vẹn đầy đủ giới luật đức hạnh làm người của Phật giáo, vả lại người ấy còn có đủ năng lực thiền định làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chấm dứt luân hồi. Người làm được như vậy trên đời này quá hiếm, khó tìm thấy được. Phải không các bạn?

Kính thưa các bạn! Phật giáo ra đời dạy người tu tập có đạo đức nhân bản làm người không làm khổ mình khổ người, lấy thiện pháp làm cuộc sống, luôn luôn ngăn ngừa và tận diệt các ác pháp để đem lại cho mình và cho mọi người sự an lạc, hạnh phúc, nên lúc nào cũng không còn làm khổ cho nhau nữa. Đấy là Phật giáo các bạn ạ!

Một điều quan trọng nhất là các bạn làm sáng tỏ lại nền đạo đức của Phật giáo, sống không làm khổ mình khổ người, đó là đời sống Phạm hạnh của các bạn. Các bạn nên nhớ kỹ, Phạm hạnh là hành động sống hằng ngày của các bạn, hành động ấy là gương hạnh đạo đức để mọi người soi, hành động ấy là gương hạnh buông xả, nhờ đó tâm các bạn ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm không phóng dật, tâm các bạn tự nhiên không phóng dật là các bạn đã thành Chánh giác, đã chứng đạt chân lý. Lúc sắp vào Niết bàn Đức Phật đã bảo với chúng ta: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì các bạn phải nghiêm trì giới luật, luôn sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt, và hằng ngày trên Tứ Niệm Xứ các bạn tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chúng tôi bảo đảm với các bạn, các bạn sẽ đủ khả năng làm chủ sự sống chết của các bạn ngay trong đời sống này.

Phật pháp không có chi nhiều, chỉ có bấy nhiêu đây, nhưng phải với nhiệt tâm, nhiệt huyết, dũng mãnh, can đảm, bền chí, siêng năng, kiên cường, v.v.. thì đạo giải thoát không còn khó khăn nữa.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Đường Về Xứ Phật – Tập 9

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.

Đường Về Xứ Phật – Tập 8

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mục đích của Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Vì thế, pháp môn của Đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện là pháp môn dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là đạo đức nhân quả.
5.0
Tổng 7 lượt bình luận

Ban biên tập

06:53 09 Th6 2024
0

“Một điều quan trọng nhất là các bạn làm sáng tỏ lại nền đạo đức của Phật giáo, sống không làm khổ mình khổ người, đó là đời sống Phạm hạnh của các bạn. Các bạn nên nhớ kỹ, Phạm hạnh là hành động sống hằng ngày của các bạn, hành động ấy là gương hạnh đạo đức để mọi người soi, hành động ấy là gương hạnh buông xả, nhờ đó tâm các bạn ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm không phóng dật, tâm các bạn tự nhiên không phóng dật là các bạn đã thành Chánh giác, đã chứng đạt chân lý. Lúc sắp vào Niết bàn Đức Phật đã bảo với chúng ta: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì các bạn phải nghiêm trì giới luật, luôn sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt, và hằng ngày trên Tứ Niệm Xứ các bạn tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chúng tôi bảo đảm với các bạn, các bạn sẽ đủ khả năng làm chủ sự sống chết của các bạn ngay trong đời sống này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:52 09 Th6 2024
0

“Kính thưa các bạn! Phật giáo ra đời dạy người tu tập có đạo đức nhân bản làm người không làm khổ mình khổ người, lấy thiện pháp làm cuộc sống, luôn luôn ngăn ngừa và tận diệt các ác pháp để đem lại cho mình và cho mọi người sự an lạc, hạnh phúc, nên lúc nào cũng không còn làm khổ cho nhau nữa. Đấy là Phật giáo các bạn ạ!” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:52 09 Th6 2024
0

“Ôi! Đời người nước mắt nhiều hơn nước biển, ở thế gian này không ai là không khóc một lần!!! Vì thế mà tiếng kêu tha thiết tận đáy lòng của những người con Phật, vì thời đại này mà tìm thấy một con người bằng xương bằng thịt, cũng cha sanh mẹ đẻ như mọi người khác, thế mà người ấy sống trọn vẹn đầy đủ giới luật đức hạnh làm người của Phật giáo, vả lại người ấy còn có đủ năng lực thiền định làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chấm dứt luân hồi. Người làm được như vậy trên đời này quá hiếm, khó tìm thấy được. Phải không các bạn?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:52 09 Th6 2024
0

“Kính thưa quý bạn! Suốt 10 tập Đường Về Xứ Phật gần 4.000 trang giấy, các bạn đã được đọc và có cảm tưởng những gì về bộ sách này chăng?

Các bạn có tư duy suy nghĩ và hiểu nỗi lòng của tác giả đã viết lên những trang sách này không?

Các bạn có biết chăng những trang sách này tác giả đã viết lên với tâm huyết và nguyện vọng làm sáng tỏ lại chân lý Phật giáo. Các bạn có biết chăng? Những trang sách này tác giả đã viết lên với lòng thương yêu chân thành vì tín đồ Phật giáo trên hành tinh này đã, đang và sẽ hướng về Phật giáo với một lòng tha thiết cầu sự giải thoát nơi pháp mầu của Đức Thế Tôn. Lòng tha thiết ấy đã thể hiện tâm nguyện của người cư sĩ qua những bức tâm thư gửi về bằng những ước nguyện chân thành tha thiết khẩn cầu cho chúng tôi trụ thế lâu dài để dìu dắt họ thoát khỏi những phong ba bão táp của kiếp sống làm người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:51 09 Th6 2024
0

“Vì lợi ích cho con người như vậy, nên Đức Phật mới di chúc: “Lấy giới luật Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Lời di chúc này chắc các bạn không quên.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:51 09 Th6 2024
0

“Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?

Như vậy, giới luật của Phật là một vị thầy của chúng ta, là người dẫn đường cho chúng ta đi trên lộ trình giải thoát, như vậy giới luật có xứng đáng là thầy của chúng ta không hỡi các bạn?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:51 09 Th6 2024
0

“Kính thưa các bạn! Các bạn hãy bình tĩnh và suy tư cho đúng đắn đừng chủ quan mà hãy khách quan phán xét: Như Đức Phật đã dạy: “Lấy Giới luật làm thầy”. Thầy ở đây quý bạn đừng hiểu theo nghĩa ông thầy, ông tổ, mà phải hiểu theo nghĩa là người dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đi không lạc bước vào nơi nguy hiểm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    NXB Tôn Giáo

  • Thời gian

    15/10/2011

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    489

  • Thể loại

    Sách xuất bản

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone