Ngày đăng  

27/03/2022, 20:34

NỘI DUNG MÔ TẢ

Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và còn phải tu tập Định Vô Lậu, nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm con sẽ ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si mạn, nghi bị diệt trừ thì vọng tưởng sẽ không còn.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu này, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày tháng năm 2007

NHIẾP TÂM KHÔNG VỌNG TƯỞNG

Câu hỏi của H.N

Hỏi: Hiện nay con đang có một vướng mắc trong tu tập, đấy là những lúc con ngồi thiền và cảm thấy an lạc, nhưng nhiều lúc lại có vọng tưởng nổi lên trong đầu và không thấy an lạc nữa. Con không biết làm cách nào để dẹp bỏ những vọng tưởng đó. Mong các thầy và các đạo hữu chỉ dạy. Con xin cám ơn!

Đáp: Khi ngồi thiền vắng vọng tưởng con có cảm nhận sự an lạc, đó là con đã rơi vào thiền tưởng. Sự an lạc ấy gọi là xúc tưởng hỷ lạc.

Còn khi nào ngồi thiền có vọng tưởng thì an lạc không có. Như vậy con đã tu tập thiền định gì mà không nhiếp và an trú tâm được? Hay là con ngồi chơi, ở đây con không nói rõ con đã tu tập pháp môn nào?

Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và còn phải tu tập Định Vô Lậu, nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm con sẽ ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si mạn, nghi bị diệt trừ thì vọng tưởng sẽ không còn.

Tu tập đúng pháp khi ngồi thiền thì nhiếp tâm và an trú tâm một cách dễ dàng, chứ không phải tu tập như con lúc không niệm khởi, lúc có niệm khởi mà không biết cách làm sao ngăn và diệt?

Tu tập muốn không niệm vọng tưởng thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý, dùng nó dắt tâm vào chỗ không vọng niệm. Nhưng tu tập không vọng niệm để làm gì?

Tâm không vọng niệm không phải là định, người nào hiểu tâm không vọng niệm là là định thì người ấy không hiểu biết gì về thiền định của Phật giáo cả.

Một người tu tập thiền của Phật giáo chỉ khi nào có Định Như Ý Túc thì mới nhập được Tứ Thánh Định, còn chưa có Định Như Ý Túc thì nói tu tập thiền định là nói đến định tưởng. Định tưởng là một loại thiền định của ngoại đạo nên không có phương pháp dẫn tâm nhập định mà chỉ ức chế tâm cho hết vọng tưởng bằng những phương pháp tập trung tâm như sổ tức, tùy tức, niệm Phật, tham công án, tham thoại đầu, phồng xẹp Minh Sát Tuệ, v.v.. Tu tập những pháp này bị căng mặt, nhức đầu, bị rối loạn thân kinh, tẩu hỏa nhập ma, con người tâm ý ngơ ngơ ngác ngác không còn bình thường, luôn sống đặc dị, điên thì chưa điên mà tỉnh thì không tỉnh.

Khi tu tập thiền định thì các con nên chọn một vị Thầy đã nhập các định xong, còn những Thầy chưa nhập định xong mà tu thiền định với họ thì rất nguy hiểm đến sinh mạng của các con. Nhớ những điều này vì nó hệ trọng cho một kiếp người.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Xả sạch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn.

Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Sống trong các đối tượng thì chúng ta phải luôn luôn dùng đôi mắt và trí tuệ của chúng ta phải thấy bằng nhân quả thiện ác, chứ không nên sống bằng đúng sai phải trái. Dưới tâm dục của mình thì cái gì của mình cũng đúng hết, cái gì của người khác cũng là sai, do đó mình làm sao biết cái sai, cái đúng được.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

08:36 27 Th3 2022
1

“Tu tập muốn không niệm vọng tưởng thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý, dùng nó dắt tâm vào chỗ không vọng niệm. Nhưng tu tập không vọng niệm để làm gì?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử H.N

  • Thời gian

    2007

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone