Ngày đăng  

03/07/2023, 18:48

NỘI DUNG MÔ TẢ

Chúng ta học để triển khai tri kiến nhân quả tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ nhân quả, mà bài học đầu tiên là nhân quả thảo mộc. Khi hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tài liệu, hoặc xem tóm tắt như dưới đây:

NHÂN QUẢ THẢO MỘC

“Một hạt nó sanh ra rất nhiều quả và mỗi một quả có nhiều hạt ở trong đó, tức là một nhân có nhiều quả và một quả nhiều nhân, do đó nó có cái tên gọi là nhân quả duyên sanh trùng trùng. Ví dụ như sự sanh diệt của mọi vật, mọi mầm sống trên hành tinh của chúng ta từ cây cỏ cho đến loài động vật đều qua sự sinh diệt, duyên sanh, duyên hợp đó mà nó sanh ra muôn trùng. Cho nên, chúng ta viết một đoạn nói về nhân quả duyên sanh.

Bây giờ chúng ta chưa nói về nhân quả duyên tan, duyên tan là nó tan hoại, nó làm cho mất mát, hễ có sanh thì phải có diệt, mà hễ sanh nhiều thì diệt nhiều. Vì vậy mà chúng ta nói về nhân quả duyên sanh để thấy rằng một nhân không phải sanh ra chỉ có một quả mà nhiều quả, và một quả không phải có một nhân mà nhiều nhân. Do như vậy chúng ta mới hiểu được nó trùng trùng duyên hợp, trùng trùng duyên tan và vì thế mà trùng trùng duyên khởi, nghĩa là lúc nó khởi lên nhiều dạng.

Bây giờ mấy con nói về nhân quả thì các con thấy hạt và trái, nhưng các con thấy cái nhân nhiều khi không phải là cái hạt, như cái lá mà chúng ta bỏ xuống đất nó cũng lên thành cây, thì cái lá đó là nhân; rồi cái dây chúng ta cũng có thể cắt rồi cắm xuống đất nó cũng thành cây, thì cái dây là nhân. Cắt một nhánh cây ghim xuống nó lên thành một cái cây, rồi nó ra quả, thì cái nhánh cây chiết như vậy nó cũng là nhân… các con thấy nhân quả nó trùng trùng chứ không phải riêng một loại.

Nhưng mà đầu tiên thì chúng ta nói cái nghĩa đen cho nó cụ thể: nhân là hạt, quả là trái. Nhiều khi nhân không phải là hạt mà là nhánh cây hoặc là củ, củ là nhân mà cũng là quả. Ví dụ như bây giờ chúng ta lấy một củ khoai lang bỏ xuống đất thì nó lên dây khoai lang và cho ra những củ khoai lang, do đó cái củ cũng là nhân và quả ở trong đó. Bởi vì nhân quả nó duyên hợp, duyên sanh trùng trùng theo nhiều cách chứ không phải chỉ có một cách.

Vạn vật có nhiều cách để sinh ra, chứ không phải chỉ có một cách. Cho nên, viết bài nhân quả để chúng ta có tầm vóc nhìn vũ trụ sanh ra vạn vật thì có muôn vàn lối sanh.

Đạo phật cho chúng ta biết nó có bốn loại sanh:

– Loài thứ nhất là thấp sanh: nơi ẩm ướt mà sanh ra.

– Loài thứ hai là noãn sanh.

– Loài thứ ba là thai sanh.

– Loài thứ tư là hóa sanh.

Chúng ta thấy vũ trụ đầu tiên không có loài vật, cây cỏ, nhưng thời tiết, sự hoạt động của không gian nó có cái hành, cái hành nó sẽ tạo thành duyên hợp, duyên hợp đúng lúc thì nó hoá sanh. Thí dụ, cây rong thì nó tự hợp, tự nó hoá sanh chứ không có cái nhân. Như bây giờ chúng ta tráng cái nền nhà bằng xi măng, mình thấy nó hợp với độ ẩm ướt, với sự hoạt động của thời tiết, các duyên xung quanh, rồi nó hoá sanh ra cây rong. Từ cây rong chết mới để lại chất màu mỡ là nó thêm cái duyên nữa. Còn cây rong sống có sự hô hấp thì nó thải ra từ trường làm cho môi trường sống thêm nhiều duyên, thêm nhiều duyên cho nên nó mới hợp duyên sanh ra loài thảo, tức là cây cỏ, rồi từ cây cỏ nó mới sanh ra nhiều duyên nữa để tạo thành cây thảo mộc. Chúng ta thấy, từ cây rong mà sanh cho đến khi có con người xuất hiện thì nó phải trải qua bao nhiêu thời gian và bao nhiêu sự duyên hợp mới tạo ra tới con người.

Cho nên, con người là một loài động vật rất là quý giá, rất là cao cấp. Từ đó chúng ta mới có đủ trí tuệ để biết được cái thiện, cái ác, cái nhân, cái quả, để chúng ta tu tập làm chủ lại nhân quả đó, không để nó chi phối chúng ta nữa, thì chúng ta thấy rất là tuyệt vời.

Chúng ta từ nhân quả sanh ra, rồi chúng ta lại hiểu được nhân quả, biết được những pháp để chuyển đổi nhân quả. Ví dụ như một trái cam chua mà chúng ta lai ghép làm cho trái cam đó trở thành ngọt, thì đó là chuyển hoá nhân quả. Khi mà hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.

Bài học này làm cho chúng ta thấu suốt lý nhân quả để biết được đường đi làm chủ quy luật nhân quả, nhân quả không chi phối chúng ta được nữa và chúng ta ra khỏi môi trường của nhân quả.

Thầy thấy rằng chỉ duy nhất có đạo phật mới giúp chúng ta triển khai tri kiến hiểu biết tất cả những lý lẽ chân thật của luật nhân quả, của sự sinh diệt nhân quả, do đó chúng ta mới làm chủ được sự sống chết của bản thân mình. Cho nên, trong giờ tu định vô lậu phải cố gắng siêng năng rèn luyện tư duy, quán xét, những gì còn thiếu sót thì các con ghi chép trở lại, làm nhiều lần, nhiều bài và đồng thời tiếp tục thầy cho một cái đề tài nào đó thì mấy con cố gắng làm đúng đề tài đó.

Cho nên nhớ kỹ, mấy con làm có nhiều bài viết rất hay, có nhiều ý nói rất rõ ràng về nhân quả để sau này xác định lần lượt đường đi của nhân quả. Chúng ta xác định cụ thể, rõ ràng làm cho tri kiến của chúng ta hiểu một cách rõ ràng về nhân quả, từ đó mọi pháp xung quanh xảy ra chúng ta đều thấy bằng nhân quả, không còn sai, mà không còn sai thì tâm hồn của chúng ta rất là an ổn, không còn đau khổ nữa. Cho nên, sự hiểu biết về nhân quả rất cần thiết cho chúng ta, nó là chánh kiến trong lớp chánh kiến của đạo phật, tức là đầu tiên vào đạo phật học thì chúng ta phải có sự hiểu biết đúng đắn, như thật, đó là chánh kiến.

Vậy thì các con phải cố gắng rèn luyện mình trong sự hiểu biết này, phải siêng năng làm bài, siêng năng ghi chép, siêng năng tập luyện những gì mà thầy dạy để chúng ta triển khai tri kiến hiểu biết như thật. Nhờ có triển khai hiểu biết như thật mà cứu chúng ta thoát ra khỏi quy luật của nhân quả, làm cho nhân quả chuyển biến hoặc chấm dứt nhân quả không còn tác động trên thân tâm chúng ta được nữa.

Chúng ta càng đi sâu thì thấy nhân quả diễn biến vô cùng sâu sắc. Chúng ta học để triển khai tri kiến tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ được nhân quả.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 5: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời giới luật, mà không rời giới luật thì không rời tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt. Nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 4: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói về nhân quả thảo mộc là để chứng minh một sự thật của nhân quả. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật, cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người để thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của đạo phật là lớp Chánh kiến, thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Nguyễn Trúc Linh

10:42 10 Th8 2023
1

Có lẽ em nên sắp xếp lại thời gian biểu, mỗi ngày thêm vào chút thời gian để học chánh kiến. Như vậy mỗi ngày mỗi ngày, không quên và luôn sống đúng theo lời trưởng lão. Gửi mail em đọc nhưng không thường xuyên thì sẽ dễ mà không điều độ trong cuộc sống hiện tại. Hoặc em nên ghi lại mỗi lần đọc. Cảm ơn ban Biên tập

Ban biên tập

06:59 03 Th7 2023
1

“Nhiều khi chúng ta quán nhân quả mà không thấu, rồi nói sao Phật dạy lúc thì nhân quả này, lúc thì nhân quả kia, rồi nói các pháp vô thường, Thập Nhị Nhân Duyên, Thập Nhị Nhân Duyên cũng là nhân quả, đó là duyên hợp của nhân quả, các con hiểu không? Cho nên, tất cả đều quay trong cái trục của nhân quả, chứ đâu phải ngoài nhân quả được. Các pháp của Phật đều quay trong cái trục nhân quả mà luận ra, chứ không có cái gì khác. Chúng ta đi vào một đề tài nhân quả, rồi từ đó quán các pháp khác thì cũng từ trên nhân quả mà quay ra. Các con hiểu như vậy là các con mới thấu rõ được nhân quả, chứ không khéo thì không rõ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:58 03 Th7 2023
2

“Chúng ta càng đi sâu thì thấy nhân quả diễn biến vô cùng sâu sắc. Chúng ta học để triển khai tri kiến tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ được nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:57 03 Th7 2023
1

“Chúng ta từ nhân quả sanh ra, rồi chúng ta lại hiểu được nhân quả, biết được những pháp để chuyển đổi nhân quả. Ví dụ như một trái cam chua mà chúng ta lai ghép làm cho trái cam đó trở thành ngọt, thì đó là chuyển hoá nhân quả. Khi mà hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:57 03 Th7 2023
2

“Chúng ta thấy vũ trụ đầu tiên không có loài vật, cây cỏ, nhưng thời tiết, sự hoạt động của không gian nó có cái hành, cái hành nó sẽ tạo thành duyên hợp, duyên hợp đúng lúc thì nó hoá sanh. Thí dụ, cây rong thì nó tự hợp, tự nó hoá sanh chứ không có cái nhân. Như bây giờ chúng ta tráng cái nền nhà bằng xi măng, mình thấy nó hợp với độ ẩm ướt, với sự hoạt động của thời tiết, các duyên xung quanh, rồi nó hoá sanh ra cây rong. Từ cây rong chết mới để lại chất màu mỡ là nó thêm cái duyên nữa. Còn cây rong sống có sự hô hấp thì nó thải ra từ trường làm cho môi trường sống thêm nhiều duyên, thêm nhiều duyên cho nên nó mới hợp duyên sanh ra loài thảo, tức là cây cỏ, rồi từ cây cỏ nó mới sanh ra nhiều duyên nữa để tạo thành cây thảo mộc. Chúng ta thấy, từ cây rong mà sanh cho đến khi có con người xuất hiện thì nó phải trải qua bao nhiêu thời gian và bao nhiêu sự duyên hợp mới tạo ra tới con người.

Cho nên, con người là một loài động vật rất là quý giá, rất là cao cấp. Từ đó chúng ta mới có đủ trí tuệ để biết được cái thiện, cái ác, cái nhân, cái quả, để chúng ta tu tập làm chủ lại nhân quả đó, không để nó chi phối chúng ta nữa, thì chúng ta thấy rất là tuyệt vời.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    7/11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    67

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone