Làm sao sống khi không ăn thực vật
NỘI DUNG MÔ TẢ
Qúy bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 2005
LÀM SAO SỐNG KHI KHÔNG ĂN THỰC VẬT
Liên Tuệ (TP. HCM) vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy nói các loài cây cỏ (thảo mộc) cũng có sự sống không nên làm tổn hại. Đã không ăn thịt động vật lại thêm tránh hại thực vật, chúng con biết lấy đâu ra thực phẩm để nuôi sống bản thân mình?
Đáp: Con có biết môi trường sống không con? Môi trường sống là môi trường do duyên hợp mà thành. Khi loài vật này có mặt thì để lại cho loài vật sau sự sống thì loài vật sau sẽ xuất hiện. Cho nên, loài vật này sống trên sự chết của loài vật khác (không phải giết hại nhau).
Sự sống của muôn loài là sự vô thường, nay sống mai chết đó là lẽ đương nhiên của vạn vật.
Loài thực vật này sống được là nhờ loài thực vật khác để lại sự chết của mình thành chất phân màu mỡ cho loài kia sống. Nhưng loài thảo mộc không có giết hại nhau như loài động vật, mà chỉ nhận những cành lá khô mục thành một lớp phân.
Cho nên, khi một người sống bằng thực phẩm thực vật là bằng lá cành và trái quả của thực vật hơn là nhổ gốc, giết hại cây thực vật. Cho nên, loài thực vật khi ra bông trái là cây mẹ sắp hoại diệt.
Ví dụ: Như loài trên, bò ăn cỏ nhưng cỏ không chết lại tiếp tục ra cành lá khác.
Loài người ăn thực phẩm thực vật cũng vậy, trái, quả, lá, củ, khoai, đậu, sự sống với thực phẩm thực vật làm giảm sự chết, sự đau khổ của mọi sự sống trên hành tinh này rất nhiều. Cho nên, người sống với thực phẩm thực vật là người biết yêu thương sự sống của muôn loài. Vì còn phải sống để thực hiện chuyển hóa nhân quả của mình và đem đến nền đạo đức nhân bản – nhân quả cho mọi người, để biến cảnh sống thế gian đau khổ thành cảnh sống yên vui, thương yêu và tha thứ cho nhau.
Vì phải sống lợi ích cho mình cho đời nên phải ăn những thực phẩm thực vật, nhưng rất tiết kiệm tối đa sự sống của loài thảo mộc chứ không phải sống bừa bãi trên sự sống của loài thảo mộc.
Người ăn thực phẩm thực vật chỉ mới thực hiện một lòng yêu thương với loài động vật, chứ không phải thực hiện trọn vẹn lòng hiếu sinh với sự sống muôn loài. Còn người nào nghĩ rằng ăn thực phẩm thực vật để làm Thánh, làm Phật thì điều hiểu đó là sai. Nếu ăn thực phẩm thực vật mà chưa có lòng yêu thương loài động vật thì cũng ví như con bò ăn cỏ vậy, ăn như vậy không có thành Tiên Thánh được, chỉ là một loài động vật ăn cỏ mà thôi.
Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Đó là ý nguyện của người tu sĩ Phật giáo.
Nếu không ăn thực phẩm thực vật để chấm dứt sanh tử luân hồi thì người tu sĩ Phật giáo chấp nhận ngay liền. Bởi vì thực phẩm thực vật có sự đau khổ, nhưng không kêu la thảm thiết hoặc bằng hành động lăn lộn, vì thế chúng ta mới ăn được. Nếu thực phẩm có tiếng kêu la thảm thiết, có sự lăn lộn khổ đau thì nhất định người tu sĩ Phật giáo thà chết không ăn.
Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.
Khi biết mọi sự sống trên hành tinh này đều có sự đau khổ như nhau thì chúng ta không còn muốn mang thân làm người nữa. Vì thân người này sống thì biết bao nhiêu sự chết của muôn loài vật khác. Phải không quý Phật tử?
Ôi! Nếu không có Phật pháp thì biết chừng nào chúng ta mới ra khỏi sự sống chết trong đau khổ, vì ăn để sống thì lại có kẻ khác chết. Phật pháp cứu người ra khỏi bể khổ là vậy.
Ôi! Đời bể khổ vì sự sống của mình mà biết bao nhiêu sự chết của loài vật khác. Hiểu được sự sống như vậy thì đời có gì vui, có gì là hạnh phúc. Phải không quý Phật tử?
Thầy ước mong sao quý vị nỗ lực tu hành để chấm dứt mang thân nhân quả khổ đau này, chứ đừng nói: “Đã không ăn thịt động vật lại thêm tránh hại thực vật, chúng con biết lấy đâu ra thực phẩm để nuôi sống thân mình”. Câu nói ấy là một tiếng kêu thương nức nở trong tận đáy lòng của những người yêu sự sống trên hành tinh này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liên Châu (TP.HCM)
-
Thời gian
2005
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Đó là ý nguyện của người tu sĩ Phật giáo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người ăn thực phẩm thực vật chỉ mới thực hiện một lòng yêu thương với loài động vật, chứ không phải thực hiện trọn vẹn lòng hiếu sinh với sự sống muôn loài. Còn người nào nghĩ rằng ăn thực phẩm thực vật để làm Thánh, làm Phật thì điều hiểu đó là sai. Nếu ăn thực phẩm thực vật mà chưa có lòng yêu thương loài động vật thì cũng ví như con bò ăn cỏ vậy, ăn như vậy không có thành Tiên Thánh được, chỉ là một loài động vật ăn cỏ mà thôi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vì phải sống lợi ích cho mình cho đời nên phải ăn những thực phẩm thực vật, nhưng rất tiết kiệm tối đa sự sống của loài thảo mộc chứ không phải sống bừa bãi trên sự sống của loài thảo mộc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Loài người ăn thực phẩm thực vật cũng vậy, trái, quả, lá, củ, khoai, đậu, sự sống với thực phẩm thực vật làm giảm sự chết, sự đau khổ của mọi sự sống trên hành tinh này rất nhiều. Cho nên, người sống với thực phẩm thực vật là người biết yêu thương sự sống của muôn loài. Vì còn phải sống để thực hiện chuyển hóa nhân quả của mình và đem đến nền đạo đức nhân bản – nhân quả cho mọi người, để biến cảnh sống thế gian đau khổ thành cảnh sống yên vui, thương yêu và tha thứ cho nhau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Sự sống của muôn loài là sự vô thường, nay sống mai chết đó là lẽ đương nhiên của vạn vật.
Loài thực vật này sống được là nhờ loài thực vật khác để lại sự chết của mình thành chất phân màu mỡ cho loài kia sống. Nhưng loài thảo mộc không có giết hại nhau như loài động vật, mà chỉ nhận những cành lá khô mục thành một lớp phân.
Cho nên, khi một người sống bằng thực phẩm thực vật là bằng lá cành và trái quả của thực vật hơn là nhổ gốc, giết hại cây thực vật. Cho nên, loài thực vật khi ra bông trái là cây mẹ sắp hoại diệt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con có biết môi trường sống không con? Môi trường sống là môi trường do duyên hợp mà thành. Khi loài vật này có mặt thì để lại cho loài vật sau sự sống thì loài vật sau sẽ xuất hiện. Cho nên, loài vật này sống trên sự chết của loài vật khác (không phải giết hại nhau).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)