Ngày đăng  

08/10/2023, 08:53

NỘI DUNG MÔ TẢ

Bởi vì con đường của Đạo Phật coi vậy chứ phải thông suốt dữ lắm, vừa học, vừa tập, vừa sống, xem xét từng phút, từng giây để mà sửa mình lần lần nó mới chứng đạo. Nếu đạo đức nhân quả chưa biết mà nhào vô chùa tu thì ức chế thôi. Các con hiểu điều đó không?
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày tháng 2 năm 1999

GIÁO TRÌNH TU TẬP ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ

Phật tử vấn đạo

Hỏi: Bạch Thầy! Con có xem một số cuốn sách Đường Về Xứ Phật, trong đó Thầy nói rải rác về phương pháp thiền, Thầy có giáo trình đặc biệt về thiền, bởi vì trong đó có một trường hợp ví dụ như Thầy nói, cách để mà diệt tầm giữ tứ, nhưng Thầy không nói rõ, thành ra cũng không hiểu như thế nào? Có khi có thể nào Thầy chọn được giáo trình đó lưu lại cho đời sau được không? Tương lai sau này sẽ rất khó gặp Thầy, theo như lời Thầy nói.

Đáp: À, bây giờ Thầy nói như thế này, bộ sách Đường Về Xứ Phật là những câu hỏi của những người khác, cho nên nó không phải là giáo trình tu tập con đường của Đạo Phật, nhưng hầu như tất cả những phương tiện, cách thức tu tập đều cô đọng ở trong đó rất nhiều, nhưng các con không đủ sức để lập thành giáo trình của nó. Thầy biết mà, các con bây giờ đọc thì đọc chứ lập trình từ cái dễ, cái khó thì các con chưa biết đâu, phải không? Cho nên, hiểu tu vậy nhưng mà vào đầu thì không biết cái nào trước, cái nào sau.

Cho nên vì vậy, hồi nãy cư sĩ hỏi Thầy về cái ăn, muốn ngăn chặn mà đừng ức chế cái bụng đói của mình thì phải lập trình giáo trình tu tập cái gì trước cái gì sau, từ cái hạnh sống của mình phải tập luyện như thế nào, thì giáo trình đó không phải như vậy đâu, vì đây là người ta muốn hỏi cái đó, nên trả lời cho người ta biết thôi, còn tu là cần có thiện hữu tri thức. Bây giờ, muốn tu giải thoát phải không?

Vậy thì vô đây phải sống như vậy, tập như vậy thì nó sẽ có giải thoát, không thể nào mà nói khơi khơi được, mà Thầy thì không có thì giờ để hướng dẫn từng chút, nhưng chắc chắn một ngày nào đó các con sẽ đọc một giáo trình tu tập từ dễ đến khó, từ bắt đầu để mà luyện tập.

Vì đạo đức nhân quả chưa ra đời, cho nên nó là bước đầu của các con, nếu đạo đức nhân quả mà các con chưa biết thì các con tu chỉ ức chế tâm thôi. Phải không?

Các con phải sống làm sao cho đúng đạo đức thì người ta mới dạy pháp tu đi sâu chứ còn mình chưa biết gì hết, tức là mình chưa biết căn bản đối xử với người ta như thế nào mà nhào vô chùa tu thì ức chế không thôi. Các con hiểu điều đó không?

Mình sống đạo đức, mọi người đều vui, mình không làm cho gia đình buồn gì hết thì rõ ràng là mình có đạo đức không làm khổ mình khổ người, thì vô chùa người ta dạy mình tu ly dục ly ác pháp để đi vào Sơ thiền. Đạo đức nhân quả chưa có mà vào Sơ thiền thì thì “ông nội” người ta thiền cũng không được.

Bây giờ các con chỉ là những người muốn thiền định hỏi Thầy, Thầy mới nói cái đúng của Phật, cái không đúng của Phật thôi. Phải không? Chứ Thầy dạy thật sự ra là cả một giáo trình đạo đức các con phải học, rồi chừng đó các con phải sống đạo đức như thế nào, gần gũi Thầy để thấy gương hạnh đạo đức của Thầy là cái gương sống để các con bắt chước, cái thứ hai Thầy mới dạy. Bởi vì Thầy sống đúng đạo đức Thầy mới dạy các con gương hạnh đạo đức, từ đó các con mới thấy cuộc sống của mình đối xử không làm khổ mình khổ người. Bây giờ tiến tới giai đoạn nữa mới thực sự đóng thất, vô đó Thầy dạy các con tu để ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền.

Còn bây giờ các con muốn Sơ thiền ngay thì không được đâu. Cho nên, các con biết cái đường đi nó không đơn giản, đạo đức làm người chưa có mà các con muốn làm Thánh nữa thì thôi, Thánh đó chắc lâu à… Phải không? Các con hiểu chưa?

Rồi cuộn băng này đừng cho ai nghe, họ động tâm lắm, họ tu tầm bậy tầm bạ không, họ chới với không biết đường nào mà tu, ông Thầy ông nói kiểu này chắc mình chết à. Đạo đức nhân quả mình không biết kiểu sao nữa đây mà ông nói kiểu này nghe về chắc mình tiêu à. Các con hiểu chưa?

Bây giờ nói hoàn toàn về đạo đức nhân quả, các con có biết nhân quả là gì? Các con chưa biết là sao hết. Thầy mới dạy cái đó sẽ đưa đến quả gì, vì vậy mà phải giữ như thế nào để mà sống đối xử với người ta bằng nhân quả tốt, không làm khổ mình khổ người. Khó lắm mấy con, chứ không phải dễ đâu!

Bởi vì con đường của Đạo Phật coi vậy chứ phải thông suốt dữ lắm, vừa học, vừa tập, vừa sống, xem xét từng phút, từng giây để mà sửa mình lần lần nó mới chứng đạo, làm như vậy mới được con. Còn hiện giờ cái mà mấy con đọc kinh sách Thầy viết để biết được cái sai, cái đúng của Đạo Phật, cái đó để xây dựng nên niềm tin của mình con đường của Phật như thế nào. Bây giờ các con đang ở trong một đám mây mờ nó che tất cả những gì chân chính rồi, các con không có thấy được cái chân chính của Đạo Phật. Bây giờ đọc sách Thầy các con mới thấy những điều chân chính của Đạo Phật. Khi nào đọc xong giáo trình đạo đức nhân quả thì các con mới thấy rằng Đạo Phật xây dựng đạo đức rất cụ thể, tuyệt vời lắm chứ không phải thường đâu, mà chỉ có bài kinh ngắn gọn trong kinh Trung Bộ đã nói ra.

Đức Phật nói có 4 hạng người, Thầy nói Đức Phật dạy đạo đức không nói đạo đức, cũng như dạy chúng ta ăn chay mà không nói ăn chay, mà nói những ý nghĩa của việc ăn chay. Các con hiểu, ông Phật hay lắm, dạy đạo đức cho con người thì Đức Phật nói như thế này:

Trong thế gian chúng ta có bốn hạng người:

– Hạng người thứ nhất là làm khổ người, phải không? Chúng ta hay làm khổ người lắm.

– Hạng người thứ hai là làm khổ mình, nhiều khi mình không làm khổ người ta mà cứ làm khổ mình, như các con bây giờ muốn đi tu là làm khổ mình.

– Hạng người thứ ba là vừa làm khổ mình vừa làm khổ người. Ví dụ, có người muốn đi tu bỏ đùng đùng muốn đi tu, vợ con bỏ kệ nó, cái đó là làm khổ mình làm khổ người. Đi tu có chắc được không, nhưng mà ở nhà bỏ vợ bỏ con, con còn nhỏ cũng bỏ đi. Mấy người muốn làm Phật sớm cho nên làm cái chuyện phi đạo đức này.

– Chỉ có hạng người thứ tư, không làm khổ mình khổ người là Đức Phật chấp nhận.

Đức Phật dạy đạo đức hay thiệt, chỉ đem so sánh trong thực tế cuộc sống chúng ta có bốn hạng người đó thôi, nhưng mà hạng người không làm khổ mình khổ người thì không có. Đức Phật chấp nhận hạng người không làm khổ mình khổ người, nhưng chúng ta không thấy, các con có thấy không? Hạng người làm khổ mình có, hạng người làm khổ người có, hạng người vừa làm khổ mình vừa làm khổ người có, mà hạng người không làm khổ mình không làm khổ người thì không có. Vậy thì học đạo đức nào để mà thành cái đó? Các con thấy rõ chưa, Đức Phật dạy đạo đức mà, đâu phải đạo đức Tam Cang – Ngũ Thường, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đó là đạo đức quân tử, đạo đức anh hùng, còn cái này không có anh hùng mà giải thoát, phải không? Cho nên, Thầy mới nói đạo đức giải thoát, đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Bây giờ hiểu rồi phải không? Các con sẽ lần lượt có đủ duyên học được những đạo đức mà Thầy sẽ viết. Các con có duyên đã đọc được bộ Giới Đức Làm Người thì các con đã thấy Đức Phật dạy từ đức hạnh vệ sinh, từ đức hạnh đi đường, tất cả mọi đức hạnh trong bộ Giới Đức Làm Người. Cách đây 2543 năm, Đức Phật dạy đạo đức vệ sinh cho chúng ta gọi là đức hạnh. Đức Phật dạy chúng ta không được leo trèo, tại sao? Vì ôm cây leo thì Đức Phật nói là súc sanh, con thú nó làm vậy mà, nhưng dạy chúng ta cầm cây thang, chúng ta leo lên phải có thang, chứ không lẽ lên lầu mà ôm cột leo lên? Cho nên, chúng ta làm thang chúng ta đi thì nó không nguy hiểm, mà cái hành động đi lên cây thang là có hạnh của chúng ta phải không, hay là chúng ta ôm cái cây leo mà có hạnh, tức là cái hạnh của con thú chứ không phải hạnh của con người. Các con thấy chưa?

Từ cái leo cây mà Đức Phật đã dạy đạo đức chúng ta, còn các con ăn mặc mà lôi thôi thì Đức Phật đã cho là vô đạo đức, ăn mặc phải đàng hoàng chứ không có lôi thôi. Thì các con thấy đó là những đạo đức làm trong bộ giới đức của Đức Phật, 100 giới chúng học, nhưng mà nó chưa nói hết tất cả những hành động của nhân quả. Đây mới chỉ dạy đạo đức thôi, các con đi đường mà đi song song hai người là Đức Phật cấm rồi, đó là làm cản trở giao thông. Bây giờ có luật giao thông, không ngờ ngày xưa Đức Phật dạy đạo đức giao thông, các con thấy hay không! Có ai mà biết được như vậy không? Mà bây giờ chỉ có Thầy triển khai cho các con, Đạo Phật đã dạy rồi, chứ đâu phải Thầy mới chế ra đâu, Thầy đâu có chế cái gì của Phật đâu, Thầy chỉ lôi lại của Đạo Phật, Thầy không có cái gì của Thầy, bởi vì Thầy cũng đi vào giáo pháp đó mà được giải thoát, cho nên Thầy lôi cái giáo pháp đó để các con cũng được giải thoát như Thầy.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bát Chánh Đạo

Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, gọi là Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là phương pháp dùng tư duy quán xét để thấu suốt cái lý như thật của các pháp, tức là thấy bằng đôi mắt nhân quả, chứ không phải đúng sai phải trái, nên xây dựng cho chúng ta một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát. Do đó, nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát.

Sống Mười Điều Lành

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Sống Mười Điều Lành sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh. Ai sống với mười điều lành, mười điều lành là mình, mình là mười điều lành, thì nguồn giải thoát hiện tiền nơi tâm, bấy giờ trên đường về xứ Phật chúng ta mới thật sự tự vươn cánh chim bằng thênh thang bay vút tận trời xa.
5.0
Tổng 4 lượt bình luận

Ban biên tập

09:03 08 Th10 2023
1

“Bởi vì con đường của Đạo Phật coi vậy chứ phải thông suốt dữ lắm, vừa học, vừa tập, vừa sống, xem xét từng phút, từng giây để mà sửa mình lần lần nó mới chứng đạo, làm như vậy mới được con. Còn hiện giờ cái mà mấy con đọc kinh sách Thầy viết để biết được cái sai, cái đúng của Đạo Phật, cái đó để xây dựng nên niềm tin của mình con đường của Phật như thế nào. Bây giờ các con đang ở trong một đám mây mờ nó che tất cả những gì chân chính rồi, các con không có thấy được cái chân chính của Đạo Phật. Bây giờ đọc sách Thầy các con mới thấy những điều chân chính của Đạo Phật. Khi nào đọc xong giáo trình đạo đức nhân quả thì các con mới thấy rằng Đạo Phật xây dựng đạo đức rất cụ thể, tuyệt vời lắm chứ không phải thường đâu, mà chỉ có bài kinh ngắn gọn trong kinh Trung Bộ đã nói ra.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 08 Th10 2023
1

“Các con phải sống làm sao cho đúng đạo đức thì người ta mới dạy pháp tu đi sâu chứ còn mình chưa biết gì hết, tức là mình chưa biết căn bản đối xử với người ta như thế nào mà nhào vô chùa tu thì ức chế không thôi. Các con hiểu điều đó không?

Mình sống đạo đức, mọi người đều vui, mình không làm cho gia đình buồn gì hết thì rõ ràng là mình có đạo đức không làm khổ mình khổ người, thì vô chùa người ta dạy mình tu ly dục ly ác pháp để đi vào Sơ thiền. Đạo đức nhân quả chưa có mà vào Sơ thiền thì thì “ông nội” người ta thiền cũng không được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 08 Th10 2023
1

“Vì đạo đức nhân quả chưa ra đời, cho nên nó là bước đầu của các con, nếu đạo đức nhân quả mà các con chưa biết thì các con tu chỉ ức chế tâm thôi. Phải không?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 08 Th10 2023
1

“À, bây giờ Thầy nói như thế này, bộ sách Đường Về Xứ Phật là những câu hỏi của những người khác, cho nên nó không phải là giáo trình tu tập con đường của Đạo Phật, nhưng hầu như tất cả những phương tiện, cách thức tu tập đều cô đọng ở trong đó rất nhiều, nhưng các con không đủ sức để lập thành giáo trình của nó. Thầy biết mà, các con bây giờ đọc thì đọc chứ lập trình từ cái dễ, cái khó thì các con chưa biết đâu, phải không? Cho nên, hiểu tu vậy nhưng mà vào đầu thì không biết cái nào trước, cái nào sau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Thời gian

    2/1999

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    10

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone