Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
00:00
02:05:11
MỤC LỤC
- 1. Trung Tâm An Dưỡng 00:00:02
- 2. Sách tấn tu tập 00:39:30
- 3. Diệu Đức 00:45:44
- 4. Diệu Hiền 00:49:25
- 5. Liễu Huệ 00:58:06
- 6. Liễu Châu 00:58:31
- 7. Tâm Nhẫn 00:58:40
- 8. Nguyệt Cảo 00:59:50
- 9. Tuệ Hạnh 01:00:07
- 10. Diệu Vân 01:01:30
- 11. Vấn đề cơm nước 01:06:47
- 12. Oai nghi tế hạnh trong ăn uống 01:10:49
- 13. Nhân quả thảo mộc 01:19:05
- 14. Diệu Hiền 01:25:05
- 15. Liễu Huệ 01:32:25
- 16. Quảng Đạo 01:36:45
- 17. Ngọc Hạnh 01:37:43
- 18. Hải Tâm 01:37:59
- 19. Mỹ Linh (Tú) 01:41:24
- 20. Quảng Trí 01:42:13
- 21. Cô Sim 01:43:07
- 22. Nguyên Phương 01:43:43
- 23. Mỹ Châu 01:44:11
- 24. Quảng Trí 01:45:33
- 25. Lòng Yêu Thương 01:49:53
NỘI DUNG MÔ TẢ
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” để nghe toàn bộ pháp âm bài giảng này, hoặc nghe từng phần theo mục lục ở trên.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh lớp Chánh kiến
-
Album
Lớp Chánh Kiến
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
11/11/2005
-
Thể loại
Giáo án
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Từ khoá
- Niệm Phật
- nhân quả thảo mộc
- duyên tan
- duyên chuyển đổi
- lớp Chánh kiến
- Định Niệm Hơi Thở
- Trung Tâm An Dưỡng
- từ thiện
- Tứ Bất Hoại Tịnh
- tái sanh
- chánh niệm tĩnh giác
- nhân quả con người
- nhiếp tâm
- an trú tâm
- duyên hợp
- Niệm Pháp
- Niệm Tăng
- Niệm Giới
- từ bi
- sách tấn
- thanh tịnh
- ăn uống
- oai nghi
- tế hạnh
- bất động tâm
- nhân quả thân hành
- duyên sanh
- duyên diệt
- lòng yêu thương
- Định Vô Lậu
- nhân quả
Ban biên tập
“Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây.
Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Thầy trả lời để con thấy rằng Đức Phật đã nói rồi: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả”. Vậy nhân quả đâu chỉ sinh ra một người, phải không con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Thí dụ như bây giờ Thầy ăn cắp, mà họ bắt được Thầy. Thầy chỉ lén lấy một cái bánh thôi, chứ chưa lấy tiền của họ đâu. Thầy thấy cái bánh ngon quá nên thọt tay lấy, nhưng bà bán hàng bắt được, bà lôi Thầy, đánh Thầy, đạp Thầy mấy cái. Mỗi cái đánh là một quả, phải không mấy con? Đánh Thầy một bạt tai thì đó là một quả, đánh thêm một bạt nữa là hai quả, rồi đạp thêm một cái là ba. Rồi ba bốn người khác thấy Thầy ăn cắp, họ cũng bực bội vì trước đó họ cũng bị mất cắp, nên họ xúm lại đạp Thầy lung tung. Trời đất ơi! Một nhân mà lại sinh ra nhiều quả quá vậy. Và từng cái đòn đó, con biết không? Từ trường nó phóng ra, tương ưng với nhau, rồi sinh ra biết bao nhiêu hạt. Đó, nhân quả nó như vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Mà nói về nhân quả, các con cứ nhìn qua thảo mộc sẽ thấy rằng một hạt không chỉ sinh ra một quả. Nếu một hạt chỉ sinh ra một quả thì chắc chắn chúng ta chỉ sinh ra một người. Nhưng nó sinh ra nhiều quả, và trong mỗi quả lại có nhiều hạt nữa. Thì hành động chúng ta, có hành động sinh ra một quả, nhưng có hành động sinh ra rất nhiều quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Từ xưa tới giờ chúng ta không nghe ai xác định điều đó, nhưng Đức Phật đã xác định. Đức Phật xác định một cách khó hiểu thật: “Con người là thừa tự của nhân quả, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả”, có đúng không mấy con? Ông Phật đã xác định rồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đức Phật nói: “Con người là thừa tự của nhân quả”, nghĩa là chúng ta sinh ra từ nhân quả, mà nhân quả đâu phải sanh ra một người. Như mấy con thấy cụ thể từ nhân quả của thảo mộc, một cái hạt lên thành cái cây, cái cây không chỉ ra một trái mà nhiều trái, trong mỗi trái lại có nhiều hạt, chứ không phải chỉ có một hạt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)