Ngày đăng  

22/03/2023, 09:48

Nhân quả giàu và nghèo

Thêm vào albums yêu thích Đăng nhập để tương tác

Thêm vào danh sách của tôi

Vui lòng chọn album bên dưới bạn muốn thêm vào
Bỏ qua
00:00
00:05:15

NỘI DUNG MÔ TẢ

Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, san sẻ trước những cảnh khổ. Chúng ta được giàu sang là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta. Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” để nghe toàn bộ pháp âm bài giảng này

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Xả sạch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn.

Đạo và đời

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Chơn

Người ta đứng trên góc độ những tôn giáo mê tín mà nói thì đời đạo là hai ngả, còn đứng trên góc độ những tôn giáo đạo đức, không mê tín thì đời đạo là một ngả. Đạo đức của con người thì làm sao gọi là đời đạo hai ngả? Cho nên, đời thì phải có đạo, mà đạo thì phải có đời. Đời mà không có đạo là đời sống của loài thú vật, còn đạo mà không có đời thì làm đạo cho ai?
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Ban biên tập

10:06 22 Th3 2023
1

“Mình hãy cúng dường cho những bậc chân tu giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu thì công đức thành tâm cúng dường đó nó sẽ đưa đến chúng ta đầy đủ cơm ăn áo mặc hơn. Hạnh bố thí là điều rất tốt để giúp cho đời hiện tại cũng như mai sau, chúng ta mãi mãi đầy đủ cơm ăn áo mặc, không thiếu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:05 22 Th3 2023
1

“Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, để chúng ta biết san sẻ trước những cảnh khổ. Mình khổ còn có người khổ hơn. Mình còn có mái nhà còn người ta ngủ ngoài hè phố, người ta còn ngủ dưới gầm cầu, mình còn sung sướng hơn. Do đó, mình hãy bố thí cho họ một nắm cơm, một đồng bạc, mặc dù mình đang trong cảnh rất là bức bách, nghèo khổ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:05 22 Th3 2023
1

“Ở đây Phật đem bài này để thấy rằng muốn chúng ta được làm giàu, được có tiền nhiều là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta. Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:04 22 Th3 2023
1

“Không phải chúng ta nghèo mà chúng ta không bố thí được. Do cái tấm lòng chúng ta đâu phải cần nhiều tiền nhiều bạc. Thí dụ bây giờ chúng ta nghèo, chúng ta không có, mà chúng ta thấy người đó nghèo hơn mình, khổ hơn mình hoặc là đang cơn đói, mình chỉ cần cho họ một bát cơm, mình chỉ cần san sẻ cho họ đồng bạc, nó quý hơn là một người giàu bỏ ra một triệu bạc. Cái tấm lòng của chúng ta, cái tâm mà biết san sẻ, biết bố thí, biết cúng dường, nó làm cho người đó sẽ sống trong cảnh đầy đủ và giàu sang, có của cải tài sản lớn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:04 22 Th3 2023
1

“Hiện giờ chúng ta thấy trong xã hội có những người nghèo khổ, rách rưới, lang thang, không nhà không cửa hoặc là có chút ít tài sản đủ ăn qua ngày, thì những người đó trước là có lòng ích kỷ, hẹp hòi không có biết bố thí san sẻ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Album

    Nghiệp nhân quả

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    1997

  • Thể loại

    Bài giảng

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone