Ngày đăng  

09/01/2023, 11:00

NỘI DUNG MÔ TẢ

Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, để chúng ta biết san sẻ trước những cảnh khổ. Chúng ta được giàu sang là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta. Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày  tháng  năm 1997

NHÂN QUẢ GIÀU VÀ NGHÈO

Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà tâm lòng ích kỷ, nhỏ mọn, không bố thí, không san sẻ, nghĩa là người nhỏ mọn, ích kỷ không có bố thí, không có san sẻ, không cúng dường, thí dụ như 9 đồng kiếm thêm đồng nữa để cho được 10 đồng, tiết kiệm không dám xài phí thì người đó là người không có bố thí, không có lòng rộng rãi, khi người này chết đi họ sanh làm người thì con người của họ nghèo khổ, tài sản của họ không có, mà có đi nữa cũng chỉ có rất nhỏ.

Hiện giờ chúng ta thấy trong xã hội có những người nghèo khổ, rách rưới, lang thang, không nhà không cửa hoặc là có chút ít tài sản đủ ăn qua ngày, thì những người đó trước là có lòng ích kỷ, hẹp hòi không có biết bố thí san sẻ.

Không phải chúng ta nghèo mà chúng ta không bố thí được. Do cái tấm lòng chúng ta đâu phải cần nhiều tiền nhiều bạc. Thí dụ bây giờ chúng ta nghèo, chúng ta không có, mà chúng ta thấy người đó nghèo hơn mình, khổ hơn mình hoặc là đang cơn đói, mình chỉ cần cho họ một bát cơm, mình chỉ cần san sẻ cho họ đồng bạc, nó quý hơn là một người giàu bỏ ra một triệu bạc. Cái tấm lòng của chúng ta, cái tâm mà biết san sẻ, biết bố thí, biết cúng dường, nó làm cho người đó sẽ sống trong cảnh đầy đủ và giàu sang, có của cải tài sản lớn.

Cho nên, khi chúng ta ích kỷ, bỏn xẻn, tằn tiện, không dám bỏ ra cho ai hết, để có bao nhiêu thì mình chi dùng cho mình, cho gia đình mình, thì ngay trong kiếp này họ chắt bóp từng đồng chớ chưa chắc là đã giàu được. Thế rồi kiếp tới của họ, họ còn nghèo khổ hơn và tài sản chẳng có gì, có chăng cũng chỉ chút ít mà thôi cho qua ngày trong cuộc sống của họ. Do vì vậy mà con đường này, hành động này đưa đến cảnh nghèo khổ của con người.

Ở đây Phật đem bài này để thấy rằng muốn chúng ta được làm giàu, được có tiền nhiều là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta.

Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.

So sánh được như vậy thì trong cảnh nghèo chúng ta vẫn bố thí. Cho nên, xưa có một bà già đi ăn xin, bà rất nghèo, trong buổi hôm đó bà đi xin mà không được gì hết. Nhưng ông Ca Diếp thấy cần phải độ bà, mà bây giờ bà nghèo quá, không bao giờ bà biết bố thí cho ai hết, bà đi xin không có đủ ăn, làm sao bố thí được. Cho nên, ông Ca Diếp tìm mọi cách để làm sao cứu bà này thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. Ông đến xin bà: “Bà hãy bố thí cho tôi thì bà sẽ được giàu sang, bà sẽ được sung sướng, bà sẽ được đầy đủ hơn, bà hãy bố thí đi, bà có cái gì bà bố thí đi”.

– Bà nói: “Tôi xin hồi sáng tới giờ không có một đồng xu đồng điếu nào hết, làm gì tôi bố thí được ông. Tôi còn đói gần chết mà làm sao tôi cho ông được?”.

– Ông Ca Diếp nài nỉ: “Bà hãy bố thí đi, bà hãy bố thí cái gì mà bà có trong người của bà, cái gì mà bà có trong lòng của bà thì bà hãy bố thí đi”.

Bà nghe ông thầy này nài nỉ bà bố thí một cách rất tha thiết, cho nên bà mới quỳ xuống bà nói: “Bây giờ bà có tấm lòng của bà biết bố thí cho ông mà thôi”, bà dâng hai bàn tay lên đối với ông Ca Diếp.

Ông Ca Diếp nhận sự bố thí với tấm lòng thành của bà chớ chẳng có đồng xu, đồng điếu nào hết, hoàn toàn chẳng có vật gì. Đêm hôm đó bà chết, bà được sanh lên cõi trời. Bây giờ bà đã hưởng đầy đủ, cái ăn cái mặc gì cũng được đầy đủ.

Đó, chúng ta thấy tấm lòng bố thí chỉ một chút như vậy với một bậc A La Hán thì ngay đó phước báu rất là lớn, rất là vĩ đại, được sanh lên cõi trời liền tức khắc.

Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, để chúng ta biết san sẻ trước những cảnh khổ. Mình khổ còn có người khổ hơn. Mình còn có mái nhà còn người ta ngủ ngoài hè phố, người ta còn ngủ dưới gầm cầu, mình còn sung sướng hơn. Do đó, mình hãy bố thí cho họ một nắm cơm, một đồng bạc, mặc dù mình đang trong cảnh rất là bức bách, nghèo khổ.

Mình hãy cúng dường cho những bậc chân tu giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu thì công đức thành tâm cúng dường đó nó sẽ đưa đến chúng ta đầy đủ cơm ăn áo mặc hơn. Hạnh bố thí là điều rất tốt để giúp cho đời hiện tại cũng như mai sau, chúng ta mãi mãi đầy đủ cơm ăn áo mặc, không thiếu.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Phóng sanh, bố thí

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh. Cho nên, Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo. Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng, cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.

Nhân quả làm từ thiện

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

Trong cuộc đời này phải thấy nhân quả mới thấy đúng. Cho nên, làm từ thiện trong hữu lậu là trả vay nợ nhân quả đời trước, chứ có làm từ thiện gì đâu. Chúng ta phải hiểu như vậy! Đời trước vay một đời nay trả mười theo luật nhân quả, không có ai trốn khỏi quy luật nhân quả. Các nhà từ thiện hôm nay là con nợ của nhiều người trong kiếp trước, nên dù muốn dù không cũng phải làm từ thiện, nếu không trả kiểu này (từ thiện) thì phải trả kiểu khác (bị trộm cắp cướp giật, bị thất bại thua lỗ trong sự việc làm ăn như mua cổ phiếu, đánh bạc, đánh đề, vé số, cá ngựa, v.v..).
5.0
Tổng 7 lượt bình luận

Ban biên tập

11:08 09 Th1 2023
3

“Mình hãy cúng dường cho những bậc chân tu giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu thì công đức thành tâm cúng dường đó nó sẽ đưa đến chúng ta đầy đủ cơm ăn áo mặc hơn. Hạnh bố thí là điều rất tốt để giúp cho đời hiện tại cũng như mai sau, chúng ta mãi mãi đầy đủ cơm ăn áo mặc, không thiếu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:08 09 Th1 2023
2

“Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, để chúng ta biết san sẻ trước những cảnh khổ. Mình khổ còn có người khổ hơn. Mình còn có mái nhà còn người ta ngủ ngoài hè phố, người ta còn ngủ dưới gầm cầu, mình còn sung sướng hơn. Do đó, mình hãy bố thí cho họ một nắm cơm, một đồng bạc, mặc dù mình đang trong cảnh rất là bức bách, nghèo khổ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:07 09 Th1 2023
1

“Ở đây Phật đem bài này để thấy rằng muốn chúng ta được làm giàu, được có tiền nhiều là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta. Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:07 09 Th1 2023
1

“Cho nên, khi chúng ta ích kỷ, bỏn xẻn, tằn tiện, không dám bỏ ra cho ai hết, để có bao nhiêu thì mình chi dùng cho mình, cho gia đình mình, thì ngay trong kiếp này họ chắt bóp từng đồng chớ chưa chắc là đã giàu được. Thế rồi kiếp tới của họ, họ còn nghèo khổ hơn và tài sản chẳng có gì, có chăng cũng chỉ chút ít mà thôi cho qua ngày trong cuộc sống của họ. Do vì vậy mà con đường này, hành động này đưa đến cảnh nghèo khổ của con người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:06 09 Th1 2023
1

“Không phải chúng ta nghèo mà chúng ta không bố thí được. Do cái tấm lòng chúng ta đâu phải cần nhiều tiền nhiều bạc. Thí dụ bây giờ chúng ta nghèo, chúng ta không có, mà chúng ta thấy người đó nghèo hơn mình, khổ hơn mình hoặc là đang cơn đói, mình chỉ cần cho họ một bát cơm, mình chỉ cần san sẻ cho họ đồng bạc, nó quý hơn là một người giàu bỏ ra một triệu bạc. Cái tấm lòng của chúng ta, cái tâm mà biết san sẻ, biết bố thí, biết cúng dường, nó làm cho người đó sẽ sống trong cảnh đầy đủ và giàu sang, có của cải tài sản lớn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:06 09 Th1 2023
1

“Hiện giờ chúng ta thấy trong xã hội có những người nghèo khổ, rách rưới, lang thang, không nhà không cửa hoặc là có chút ít tài sản đủ ăn qua ngày, thì những người đó trước là có lòng ích kỷ, hẹp hòi không có biết bố thí san sẻ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:06 09 Th1 2023
1

“Nếu một người đàn ông hay một người đàn bà tâm lòng ích kỷ, nhỏ mọn, không bố thí, không san sẻ, nghĩa là người nhỏ mọn, ích kỷ không có bố thí, không có san sẻ, không cúng dường, thí dụ như 9 đồng kiếm thêm đồng nữa để cho được 10 đồng, tiết kiệm không dám xài phí thì người đó là người không có bố thí, không có lòng rộng rãi, khi người này chết đi họ sanh làm người thì con người của họ nghèo khổ, tài sản của họ không có, mà có đi nữa cũng chỉ có rất nhỏ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Thời gian

    1997

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    7

  • Thể loại

    Bài giảng

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone