NỘI DUNG MÔ TẢ
Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập. Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp. Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu tâm chưa xả mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, thì tu tập chẳng đi đến đâu.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” ở trên để xem toàn bộ nội dung video sách nói tư liệu này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Diệu Quang
-
Thời gian
29/6/1998
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
video
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Nhập thất có nhiều giai đoạn:
1- Giai đoạn phòng hộ.
2- Giai đoạn xả ly (tĩnh giác chánh niệm).
3- Giai đoạn định (Tứ Thánh Định).
4- Giai đoạn tuệ (Tứ Như Ý Túc).
Hai giai đoạn đầu nhập thất trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, làm mọi sự việc.
Hai giai đoạn sau nhập thất nơi hoang vắng (ẩn tu).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chỉ khi tâm xả ly dục lạc thế gian thì bấy giờ mới nhập thất không lao tác, tập luyện “Tứ Như Ý Túc”.
Tâm chưa xả ly dục và ác pháp mà vội vào thất thì chẳng khác nào như một người yếm thế trốn đời, chẳng ích lợi cho mình cho đời.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người tu tập đã ly dục ly ác pháp được thì mới nhập thất ở nơi hoang vắng một mình, không làm việc gì hết, hằng ngày nỗ lực rèn luyện đạo lực để điều khiển sự sống chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Như ông Mục Kiền Liên tâm đã xả ly dục và ác pháp, ông mới xin Phật vào cư trú nơi khu rừng hoang vắng để tu tập rèn luyện đạo lực, nhờ Phật trực tiếp chỉ dạy ông mới nhập được các định và dùng đạo lực thể hiện các thần thông. Vì thế, đệ tử của Phật, ông là người đệ nhất thần thông.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu mà quá say mê trong lao động, tìm việc làm hoài thì đó là tu sai.
Người mới tu mà say mê trong việc làm thì tu sai, làm vừa sức để mà tu chứ không phải ráng làm cho xong việc.
Người mới tu mà tâm cứ nảy sanh việc làm này đến việc làm khác là tu sai (mê việc làm).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu lấy lao động làm sự tu tĩnh giác, thì tĩnh giác ấy tu tập dễ dàng. Người mới tu mà không lao động thì dễ rơi vào vô ký, thùy miên, hôn trầm, sanh ra lười, mệt mỏi, bần thần, thích ngủ, thích ăn, thích chạy theo dục lạc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu không thấy được điều này mà cứ nhập thất tu tập ức chế tâm thì tu tập chẳng đi đến đâu, chỉ uổng cho một đời mang tiếng tu hành.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu phải tự rèn luyện mình trong lửa đỏ để thấy được tâm mình có chiến thắng tâm mình được chưa. “Thắng ngàn quân địch chưa thể gọi là thắng, tự thắng được mình mới là chiến công oanh liệt”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu theo như Đức Phật dạy phải ngay “Thân Hành Niệm” mà tu, thân làm gì ý phải tập trung nơi việc làm ấy.
Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập.
Con đường tu có nhiều khó khăn, cần phải có đủ ý chí nghị lực vượt qua.
Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người mới tu tâm chưa xả (ly dục ly ác pháp) mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm. Khi tiếp duyên tiếp cảnh thì tâm nào (tham, sân, si) tật nấy (lòng dục) vẫn còn nguyên và cường độ mạnh hơn trước nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)