Ngày đăng  

25/03/2023, 09:46

NỘI DUNG MÔ TẢ

Đạo Phật tu không khó nhưng các con nên nhớ lấy: “Tu sai một đường tơ, ngàn năm không thấy đạo”. Đức Phật dạy “sống độc cư” không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm không phóng dật, tức là sống ngăn ác diệt ác pháp. Từ cuộc sống đó chúng ta suy ra, hạnh độc cư tức là sống trong các chướng ngại mà tâm không hề dao động.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 16 tháng 11 năm 2000

TU CÓ ĐỐI TƯỢNG

Diệu Hiền vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy, trong cuộc sống hằng ngày con phải va chạm rất nhiều người và sự việc khiến tâm con bất an. Có phải chăng, nếu con cứ gặp hoài là con không biết tránh duyên? Còn nếu con tránh gặp có phải là con tu không có đối tượng? Hay tại con chưa biết tu?

Đáp: Đúng vậy, chính vì phần đông người ta tu theo Đạo Phật, nhưng có mấy ai đã tu đúng theo giáo pháp của Đức Phật, mọi người đã tu lạc vào giáo pháp Bà La Môn.

Giáo pháp của Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp” hay: “Các pháp ác chớ nên làm”. Nếu chúng ta cố tránh duyên thì làm sao có ác pháp đâu để tu tập, nhờ có ác pháp mới thấy được tâm giải thoát, “phiền não tức Bồ đề” là vậy.

Cho nên, người tu theo Đạo Phật phải nghiên cứu và tìm hiểu cho rõ ràng lời dạy của Đức Phật rồi mới tu tập, đừng vội cứ nghe đâu nói là Phật thuyết rồi cứ tin theo thì tiền mất tật mang mà còn phí công vô ích.

Có nhiều người hiểu lầm cần phải tránh duyên để sống một mình trong thất tu tập thiền định, sau một thời gian tu tập, chừng nào tâm có nội lực rồi mới tiếp duyên, đó là sự hiểu biết theo kiểu tu tập giáo pháp của Bà La Môn chứ không phải của Phật giáo.

Đức Phật dạy “sống độc cư” không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm KHÔNG PHÓNG DẬT, tức là sống ngăn ác, diệt ác pháp; tức là sống ly dục, ly ác pháp; tức là sống an trú trong Sơ Thiền.

Từ cuộc sống đó chúng ta suy ra, HẠNH ĐỘC CƯ tức là sống trong các chướng ngại mà tâm không hề dao động.

Muốn được vậy thì người tu theo Đạo Phật cần phải có đối tượng để tu tập, vì tu tập trong đối tượng nên phải lấy giới luật làm sự sống, làm thành lũy bảo vệ, làm sự phòng hộ sáu căn, làm Phạm hạnh của bậc Phạm thiên.

Nếu tu tập không có đối tượng là tu theo ngoại đạo, là độc cư theo ngoại đạo, hành theo pháp ngoại đạo. Ngược lại, tu theo Đạo Phật sống không tránh né các đối tượng mà tâm không phóng dật, tức là sống độc cư, sống trầm lặng, vì thế thiền định của Đạo Phật là THIỀN XẢ TÂM, còn tất cả các loại thiền định khác đều là THIỀN ỨC CHẾ TÂM.

Trong hoàn cảnh của con mà tu tập theo Đạo Phật thì phải được trang bị với trí tuệ giới luật, tức là đạo đức làm người, làm thánh; đạo đức làm người, làm thánh tức là đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Khi được trang bị với đạo đức như vậy mà con khéo áp dụng vào đời sống hằng ngày thì chính là con tu tập theo Đạo Phật và tu tập như vậy mới thật sự là thiền định.

Thiền định của Đạo Phật là một loại thiền định thực tiễn giải thoát trong đời sống của chúng ta. Nếu đã tu tập theo Đạo Phật thì chúng ta sẽ tìm thấy sự giải thoát ngay liền, tức là tâm chúng ta thanh tịnh, có nghĩa là tâm chúng ta không còn tham, sân, si và không còn phiền não, đau khổ, bất toại nguyện nữa.

Cho nên, người tu hành theo pháp môn của Đức Phật càng có đối tượng, càng có chướng ngại pháp thì sự tu nhanh hơn người tu không có chướng ngại. Nhưng sự tu hành có chướng ngại pháp thì người tu sĩ phải có ý chí lớn, “cưỡi cá kình vượt sóng to”, phải có nghị lực dũng mãnh, phải có gan dạ phi thường, phải có bền chí dẻo dai thì mới tu nổi.

Đạo Phật tu không khó nhưng khó ở chỗ này, các con nên nhớ lấy: “Tu sai một đường tơ, ngàn năm không thấy đạo”. Chỉ một đường tơ tu sai thì lạc đi hơn ngàn vạn dặm. Đừng nghĩ rằng pháp môn tu nào tu tới rốt ráo cũng về một chỗ. Đừng nghĩ chung chung như vậy không bao giờ có được, vì mỗi con đường đều dẫn về một đích khác nhau.

Người ở đời muốn cho các tôn giáo hòa hợp nên mới có những tư tưởng như vậy, nhưng các tôn giáo đều có một mục đích khác nhau, nhất là đối với Đạo Phật không có thế giới chân thật, thế giới chỉ là duyên hợp thì làm sao về cùng một mục đích được.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Người hoàn hảo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử Dũng

Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, mà phải tu tập đúng như lời đức phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là phải tập sống làm một con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.

Lòng yêu thương là động lực giải thoát

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyên Thanh

Con là một thiếu nữ trẻ đẹp có đầy đủ trí tuệ và lòng yêu thương mọi người. Thỉnh thoảng con lại giúp Thầy cho ra đời những tác phẩm chấn chỉnh lại Phật giáo khiến cho mọi người có hướng đi tốt đẹp để xây dựng cuộc đời họ trong an lạc và hạnh phúc.
5.0
Tổng 10 lượt bình luận

Kiet Le

06:38 26 Th3 2023
1

Kính thưa các bạn đồng tu. tôi là người đang tu có đối tượng theo lời dạy này của Bậc Chân lý. thấy đúng y như từng câu chỉ dạy của Thầy. Tu có chướng ngại thât là phải chịu nhiều cực khổ .Hễ đụng đến chướng ngại pháp là thấy khổ rồi. Tuy nhiên xả tâm rất nhanh và nhiều . Nay tâm tôi thấy dể dàng được thanh thản , an lạc là nhờ pháp này đã làm tâm tôi nhanh sạch dục và ác pháp. Rõ ràng là phải có nghị lực, can đảm và kiên nhẫn mới tu được. Nay kính ghi lại kinh nghiệm của mình để các bạn đồng tu cùng tinh tấn. nếu có sai sót xin vui lòng bỏ qua. cám ơn.

Ban biên tập

09:57 25 Th3 2023
1

“Đạo Phật tu không khó nhưng khó ở chỗ này, các con nên nhớ lấy: “Tu sai một đường tơ, ngàn năm không thấy đạo”. Chỉ một đường tơ tu sai thì lạc đi hơn ngàn vạn dặm. Đừng nghĩ rằng pháp môn tu nào tu tới rốt ráo cũng về một chỗ. Đừng nghĩ chung chung như vậy không bao giờ có được, vì mỗi con đường đều dẫn về một đích khác nhau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:57 25 Th3 2023
2

“Cho nên, người tu hành theo pháp môn của Đức Phật càng có đối tượng, càng có chướng ngại pháp thì sự tu nhanh hơn người tu không có chướng ngại. Nhưng sự tu hành có chướng ngại pháp thì người tu sĩ phải có ý chí lớn, “cưỡi cá kình vượt sóng to”, phải có nghị lực dũng mãnh, phải có gan dạ phi thường, phải có bền chí dẻo dai thì mới tu nổi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:56 25 Th3 2023
2

“Thiền định của Đạo Phật là một loại thiền định thực tiễn giải thoát trong đời sống của chúng ta. Nếu đã tu tập theo Đạo Phật thì chúng ta sẽ tìm thấy sự giải thoát ngay liền, tức là tâm chúng ta thanh tịnh, có nghĩa là tâm chúng ta không còn tham, sân, si và không còn phiền não, đau khổ, bất toại nguyện nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:56 25 Th3 2023
1

“Trong hoàn cảnh của con mà tu tập theo Đạo Phật thì phải được trang bị với trí tuệ giới luật, tức là đạo đức làm người, làm thánh; đạo đức làm người, làm thánh tức là đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Khi được trang bị với đạo đức như vậy mà con khéo áp dụng vào đời sống hằng ngày thì chính là con tu tập theo Đạo Phật và tu tập như vậy mới thật sự là thiền định.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:56 25 Th3 2023
1

“Muốn được vậy thì người tu theo Đạo Phật cần phải có đối tượng để tu tập, vì tu tập trong đối tượng nên phải lấy giới luật làm sự sống, làm thành lũy bảo vệ, làm sự phòng hộ sáu căn, làm Phạm hạnh của bậc Phạm thiên.

Nếu tu tập không có đối tượng là tu theo ngoại đạo, là độc cư theo ngoại đạo, hành theo pháp ngoại đạo. Ngược lại, tu theo Đạo Phật sống không tránh né các đối tượng mà tâm không phóng dật, tức là sống độc cư, sống trầm lặng, vì thế thiền định của Đạo Phật là THIỀN XẢ TÂM, còn tất cả các loại thiền định khác đều là THIỀN ỨC CHẾ TÂM.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:55 25 Th3 2023
1

“Đức Phật dạy “sống độc cư” không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm KHÔNG PHÓNG DẬT, tức là sống ngăn ác, diệt ác pháp; tức là sống ly dục, ly ác pháp; tức là sống an trú trong Sơ Thiền.

Từ cuộc sống đó chúng ta suy ra, HẠNH ĐỘC CƯ tức là sống trong các chướng ngại mà tâm không hề dao động.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:55 25 Th3 2023
2

“Có nhiều người hiểu lầm cần phải tránh duyên để sống một mình trong thất tu tập thiền định, sau một thời gian tu tập, chừng nào tâm có nội lực rồi mới tiếp duyên, đó là sự hiểu biết theo kiểu tu tập giáo pháp của Bà La Môn chứ không phải của Phật giáo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:55 25 Th3 2023
2

“Cho nên, người tu theo Đạo Phật phải nghiên cứu và tìm hiểu cho rõ ràng lời dạy của Đức Phật rồi mới tu tập, đừng vội cứ nghe đâu nói là Phật thuyết rồi cứ tin theo thì tiền mất tật mang mà còn phí công vô ích.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:54 25 Th3 2023
2

“Đúng vậy, chính vì phần đông người ta tu theo Đạo Phật, nhưng có mấy ai đã tu đúng theo giáo pháp của Đức Phật, mọi người đã tu lạc vào giáo pháp Bà La Môn.

Giáo pháp của Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp” hay: “Các pháp ác chớ nên làm”. Nếu chúng ta cố tránh duyên thì làm sao có ác pháp đâu để tu tập, nhờ có ác pháp mới thấy được tâm giải thoát, “phiền não tức Bồ đề” là vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Diệu Hiền

  • Thời gian

    16/11/2000

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone