Ấn bản điện tử liên quan

Quay lại

Đức Bi Tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của bạn bao giờ cũng an ủi, xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh khiến cho mọi loài đều được bình an, yên ổn. Đức Bi Tâm luôn nhìn, suy nghĩ mọi việc và mọi đối tượng trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm là những hành động không làm hại mình, người giữ tâm bất động trước ác pháp là người có Đức Bi Tâm.

Xả niệm chống đối hệ phái

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Tuệ Hạnh

Thầy chỉ là người triển khai chánh pháp để cho chúng ta trở thành người gương mẫu, giúp cho bên hệ phái phát triển có gì sai người ta nhìn vào mà sửa đổi, đó là cái lòng thương yêu của Thầy sau khi tu xong. Chứ mình đừng có nói chuyện chống phá họ này kia thì hoàn toàn Thầy không chấp nhận, vì nó do tâm tham, sân, si của các con thúc đẩy. Các con phải lo tu để tự cứu mình thì cái đức hạnh đó sẽ giúp cho các hệ phái trở nên tốt đẹp.

A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Tuệ Hạnh

Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.

Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người thế gian chỉ vì thấy lỗi người mà phải chịu khổ trăm cay ngàn đắng, còn các con bỏ đời đi tu để ra khỏi nhà sinh tử mà còn thấy lỗi người, nay phê bình người này, mai chỉ trích người khác. Còn bươi móc chuyện thế gian xấu tốt của nhau thì đạo làm sao có ở trong các con được? Chánh đạo luôn luôn ở trong đời sống của mọi người có đạo đức, chứ đạo đâu có ở ngoài đời. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.

Thân thọ tâm pháp

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyên Thành

Thân là cơ thể của con. Thọ là cảm giác nơi thân con, bao gồm cảm giác an lạc, cảm giác đau khổ, và cảm giác không an lạc, không đau khổ. Tâm là những niệm gồm có niệm lăng xăng (vọng tưởng) và không niệm là tâm yên lặng, bất động. Pháp là âm thanh, sắc tướng, thời tiết, nắng mưa, gió bão, mọi sự việc gia đình, xã hội tác động vào thân và tâm khiến cho con bất an.

Giáo trình tu tập đạo đức nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bởi vì con đường của Đạo Phật coi vậy chứ phải thông suốt dữ lắm, vừa học, vừa tập, vừa sống, xem xét từng phút, từng giây để mà sửa mình lần lần nó mới chứng đạo. Nếu đạo đức nhân quả chưa biết mà nhào vô chùa tu thì ức chế thôi. Các con hiểu điều đó không?

Nhân quả nghiệp báo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Cư sĩ Minh Tâm và Mai

Luật nhân quả làm sao ai tránh khỏi? Nhưng chúng ta biết chuyển hóa nên nhân quả nghiệp báo vô tác dụng. Hãy xem nó là một trò diễn xuất trên sân khấu nhân quả, chẳng có gì đáng cho tâm các con phải buồn khổ. Vì thế, đứng trước cảnh nghiệp báo nhân quả mà tâm bất động, đây là đạo lộ của Phật giáo giải quyết đời sống an vui, hạnh phúc của kiếp người. “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!” con ạ!

Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham – Tập 1

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bởi vì con người do tâm tham mà chịu nhiều khổ đau, muốn chấm dứt khổ đau không gì hơn là phải diệt trừ tâm tham, muốn diệt trừ tâm tham thì chỉ có sự hiểu biết các pháp vô thường, khổ, vô ngã, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do sự hiểu biết thật như vậy thì tâm chúng ta không còn chỗ bám, dù có bám nó, nó cũng chẳng có cái gì là của ta thì bám làm gì cho uổng công. Nhờ thấu suốt hiểu rõ như vậy nên không ly tham mà nó đã tự ly tham.

Không làm khổ mình khổ người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Hiền

Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.

Chưa đủ duyên xuất gia

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nhóm Phật tử Thạch, Kim, Tú

Với chiếc áo người cư sĩ, tu xả tâm không có gì khó đâu. Các đối tượng là chướng ngại pháp, nó đến với chúng ta đó là điều kiện để chúng ta diệt ngã xả tâm đẩy lui các chướng ngại pháp như Đức Phật đã dạy tu tập Định Vô Lậu, còn bình thường tâm không có ác pháp thì chúng ta nên nhớ rèn luyện pháp hướng tâm để cho tâm có một đạo lực, đạo lực ấy sẽ giúp chúng ta nhập các định sau này còn hiện giờ nó là pháp dẫn tâm chúng ta thường sống thanh thản, an lạc và vô sự.

Vọng tưởng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chơn Thành

Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.

Người hoàn hảo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử Dũng

Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, mà phải tu tập đúng như lời đức phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là phải tập sống làm một con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.