00:00
00:10:22
NỘI DUNG MÔ TẢ
Khi một người nhẫn tâm đả thương, giết hại chúng sanh không chút thương xót, thành tựu nghiệp sát sanh, thì khi chết đi phải sanh vào cõi dữ của loài ác thú chuyên giết chóc lẫn nhau và chịu sự đau khổ như địa ngục, trải qua nhiều đời mới được sanh lên làm người, nhưng bị yểu tử là do cái nghiệp của họ đã tạo.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” để nghe toàn bộ pháp âm bài giảng này
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Album
Nghiệp nhân quả
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
1997
-
Thể loại
Bài giảng
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Để nhắn nhủ người cư sĩ chúng ta, tay chúng ta đừng lấm máu, tâm chúng ta thường thương xót chúng sanh dù loài nhỏ nhất như côn trùng, sâu bọ cho đến những loài lớn nhất như sanh mạng của con người, chúng ta đừng có đoản mạng, đừng giết hại chúng, đừng có làm đau khổ chúng, đừng có giết chúng để cho chúng ta sanh làm người hoặc là ở cõi trời hoặc là cõi thiện nào đó, chúng ta cũng hưởng được cái thân nó không có yểu tử, cái thân nó được yên ổn mà không có sự đau khổ trong đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nếu có người đàn ông hay người đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, tay không bao giờ lấm máu chúng sanh, luôn có lòng từ bi thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh các loài hữu tình. Do nghiệp ấy thành tựu, tức là thành nghiệp thiện, nghiệp không giết hại chúng sanh, sau khi bỏ thân thì họ sanh vào cảnh thiện, cõi giới thiện. Nghĩa là cõi giới tốt không có ác pháp ở trong đó, hoặc là sanh vào cõi trời, sau cùng thì họ được sanh làm người, và người của họ được trường thọ tuổi từ trên 60 cho đến 100 tuổi, đó là họ được trường thọ. Con đường ấy đưa họ đến trường thọ, con đường không sát sanh, không giết hại chúng sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Khi một người đàn ông hay một người đàn bà tàn nhẫn giết hại chúng sanh, tay lấm đầy máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, lòng không có chút từ bi biết thương xót loài vật, do nghiệp sát sanh ấy thành tựu. Nghĩa là ở đây Phật muốn nói nghiệp giết hại chúng sanh, đả thương làm cho chúng sanh chết chóc mà tâm lòng không thương xót chút nào đó, thì khi mà nó đã thành cái thói quen rồi, thói quen giết hại đó, cho nên ở đây Phật nói câu nói như thế này: do nghiệp sát sanh ấy thành tựu hay là thành đạt, tức là thành thói quen rồi, tức là thành nghiệp rồi. Lúc bấy giờ người đó sau kiếp sống này họ bỏ thân này đi, họ bị chết đi thì họ sẽ đi về đâu đây?
Họ sẽ vào một cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sau thời gian sống trong những cảnh giới của loài súc sanh, cảnh giới đau khổ của địa ngục, ở cảnh giới ác thú của những thú dữ đang giết chóc lẫn nhau, thì lúc bấy giờ trải qua nhiều đời nhiều kiếp họ mới được sanh làm người. Con người họ sanh ra thì cái nhân của họ trước kia, cái nghiệp của họ đã tạo, đã thành tựu rồi thì con người họ sanh lên họ yểu tử. Nghĩa là có người mới vào trong bào thai chừng một tháng hai tháng là đã bị trôi thai. Có người vừa sanh ra là đã bị yểu tử, rồi có người sanh ra được ba bốn tháng, có người sanh ra được một hai tuổi, có người sanh ra được mười một mười hai tuổi rồi xe đụng hoặc là bệnh tật chết.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)