Ngày đăng  

26/04/2022, 18:02

NỘI DUNG MÔ TẢ

Lời dạy đầu tiên của Đức Phật sau khi tu chứng là Bốn Chân Lý, Bốn Sự Thật. Từ đó về sau, tất cả những bài pháp của Phật đều là sự thật, cho nên nhân quả của Đạo Phật cũng phải nói như thật. Vì vậy, học nhân quả, suy luận nhân quả, thấu suốt nhân quả, thấy như thật để chúng ta biết con đường thoát ra khỏi nhân quả. Do đó, chúng ta đi vào cái cụ thể nhất là nhân quả thảo mộc để nói nhân quả con người mà người ta thấy như thật, đó là hiểu nhân quả.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem tóm tắt như sau:

TƯ DUY NHÂN QUẢ

“…Mục đích Thầy muốn gợi cho mấy con thấy nhân quả là một sự thật, nghĩa là vào đầu, nghe nói hai chữ “nhân quả” thì nó mênh mông lắm, nhân quả của vũ trụ, nhân quả của cây cỏ, nhân quả của thời tiết, nhân quả của con người. Cho nên, nhân quả nó chi phối toàn bộ sự sống ở trên hành tinh này. Vì vậy mà chúng ta đi vào nhân quả thì cái gì cụ thể nhất để mà chúng ta nói rõ ra nhân quả.

Muốn nói nhân quả là phải nói sự thật bởi vì Đạo Phật là chân lý, là sự thật, cho nên muốn nói cái gì cũng đều là sự thật, không được nói mơ hồ, mà nói chuyện mơ hồ là không phải của Đạo Phật.

Chúng ta thấy rõ ràng, bài pháp đầu tiên của Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như, lời dạy đầu tiên của cuộc đời Đức Phật khi mà tu chứng là Ngài dạy Bốn Chân Lý, tức là Bốn Sự Thật. Và từ đó về sau tất cả những bài pháp của Phật đều là sự thật, nói sự thật, dù là pháp tu, pháp hành đều là sự thật chứ không có sự mơ hồ.

Chúng ta thấy rõ, Đạo Phật là đạo như thật, chứ không phải nói một cái gì trừu tượng, ảo tưởng, cho nên nhân quả của Đạo Phật cũng phải nói như thật. Tại sao Thầy không đưa luận nhân quả, tư duy nhân quả của bản thân con người trước? Bởi vì hành động của chúng ta nói một lời nói, nghĩ một sự suy tư hoặc là thân chúng ta làm một điều gì thì nó trừu tượng.

Nói nhân quả, người ta thấy như Thầy đưa tay đánh trên đầu người khác một cái, nó là nhân thì người ta khó tưởng tượng. Nhưng mà nói nhân là một hạt sinh ra để lên một cây, để từ cây ra trái thì chúng ta rõ ràng, người nào cũng nhận ra được cái hạt và cái trái cây. Cho nên, vào đầu tiên chúng ta giải thích những từ này, rồi đi tới cái cuối cùng thì bài luận này nó sẽ cô đọng, ngắn gọn, không nói mênh mông.

Nhưng mục đích chúng ta muốn nói nhân quả thảo mộc là để làm gì? Để xác định cho chúng ta biết, một hành động làm không có nghĩa là chúng ta thọ có một sự đau khổ, mà có rất nhiều sự đau khổ.

Tại sao chúng ta muốn chứng minh điều này để cụ thể? Bây giờ làm sao các con có đôi mắt Tam Minh để thấy được một người chết mà sanh ra nhiều người; thấy một người chết mà sanh ra được muôn con vật, loài vật? Mấy con làm sao thấy được, đôi mắt phàm phu chúng ta làm sao thấy được nhân quả này?

Nhưng chúng ta nhìn qua cây xoài, cây mít. Một hạt lên một cây, nó không phải ra có một trái mà rất nhiều trái, có phải không? Nhân quả mà! Nhân thì nó ra quả, thay vì lên cây xoài, nó phải cho một quả thôi, đằng này nó không cho một quả. Thì chúng ta nhìn trái mít có hột mít chúng ta ươm trồng lên thành cây mít, cây mít nó đâu có cho một quả phải không, mà nó cho nhiều quả và mỗi quả nó bao nhiêu cái hạt nhân ở trong đó, chúng ta thấy ghê gớm.

Nhìn qua nhân quả của thảo mộc mà xét lại nhân quả của con người chúng ta mới giật mình, một hành động làm ác nó đâu có nghĩa là chúng ta sinh ra làm một con người hoặc là một con vật, mà mỗi hành động làm ác nó thành một từ trường, để rồi nó trở thành một cái nghiệp, cái nghiệp đó đi tái sanh, cho nên nó sanh thật là nhiều loài vật, nhiều con người.

Như vậy, các con thấy rằng học nhân quả, suy luận nhân quả, thấu suốt nhân quả, thấy như thật để cuộc đời chúng ta biết con đường để thoát ra khỏi nhân quả. Vì chúng ta từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả rồi tiếp tục sanh ra từ nhân quả.

Đức Phật nói con người thừa tự nhân quả, chúng ta từ nhân quả sanh ra, vì vậy làm sao chấm dứt quy luật này, chấm dứt sự từ nhân quả sanh ra? Chỉ duy nhất trong cuộc đời chúng ta có Đạo Phật mới có con đường thoát ra khỏi nhân quả.

Nếu chúng ta tu hành theo Đạo Phật mà không hiểu nhân quả, hiểu một cách cạn cợt, hiểu một cách lơ mơ, thì chúng ta chưa như thật. Mà chưa như thật thì chúng ta vẫn còn thấy thương tiếc, vẫn còn thấy yêu thích đời sống, vẫn còn thấy đời đẹp đẽ, thật sự chưa thấy đời thật khổ, chỉ thấy hơi hơi mà thôi.

Cho nên, khi làm những bài luận này và còn phải thấm nhuần lý nhân quả rất là sâu sắc. Đời chúng ta khổ, hiện giờ có một mình, nhưng chúng ta chết đi bao nhiêu người sẽ thay thế cái khổ của một người để rồi nhiều người khổ. Và tiếp tục những chúng sanh mà chúng ta đã làm ác thì từ cái nghiệp chúng ta lại sanh ra bao nhiêu loài vật để mà chịu khổ.

Khi chúng ta cầm dao cắt cổ một con gà, đập đầu con cá, rồi làm thực phẩm ăn, những điều này chúng ta không trốn chạy được nhân quả. Hành động đó không bao giờ mất, chỉ duy nhất chúng ta tu tập Tứ Niệm Xứ chuyển hóa tất cả những nghiệp đó thì mới hết, ngoài Tứ Niệm Xứ chúng ta không làm sao vượt qua được uy lực của nhân quả.

Như vậy, hôm nay chúng ta muốn tu đạt được Tứ Niệm Xứ thì không gì hơn là chúng ta phải tu Định Vô Lậu, mà tu Định Vô Lậu tức là triển khai tri kiến của chúng ta. Nhưng triển khai như thế nào đúng, triển khai như thế nào như thật, triển khai như thế nào để thấm nhuần được lý nhân quả như thật, để chúng ta cố gắng dù trong một phút, một giây, một ngày, một tháng, một năm, chúng ta phải cố gắng hết mình để mà thực hiện vượt qua khỏi uy lực của nhân quả.

Bởi vì chúng ta đang bị trói buộc, đang bị sai sử bởi nhân quả, chúng ta là một người nô lệ cho nhân quả, nhân quả muốn gì chúng ta cứ làm theo. Muốn ngủ chúng ta ngủ, muốn ăn chúng ta ăn, muốn chơi chúng ta chơi, muốn nói chuyện chúng ta nói chuyện. Đó là nhân quả sai khiến chúng ta, chứ chúng ta chưa làm chủ được nhân quả.

Như hồi nãy Thầy đã nói, Đạo Phật là đạo như thật, bài pháp đầu tiên của Đức Phật là nói sự thật, Bốn Chân Lý, Bốn Sự Thật. Ngày hôm nay các con ngồi lại đây tu ở lớp này thì đó là chương trình giáo dục đào tạo, nó là sự thật. Cho nên, Đạo Đế là một chân lý, sự thật chứ không phải ngồi gõ mõ tụng kinh mơ hồ, trừu tượng; chứ không phải cầu khẩn; chứ không phải ngồi thiền một cách lơ mơ, mà đây là những sự thật rèn luyện đào tạo con người để thông suốt được cái lý nhân quả, để thấy rõ ràng chúng ta là những tên nô lệ cho nhân quả, là những con người đang làm tay sai cho nhân quả, để chúng ta biết, chúng ta xấu hổ, một con người như thế này mà bị người khác sai mà không biết, các con hiểu chưa?

Thì hôm nay Thầy nói cho các con biết, nhân quả là đối tượng giặc cướp nước của chúng ta, khiến chúng ta không còn làm chủ sự sống chết của mình được, đó là giặc nhân quả. Như vậy, các con đã hiểu được đối phương của mình là ai, mà từ lâu mấy con không ngờ để rồi trôi lăn trong sự sai khiến của nhân quả, mãi mãi đời này đến đời khác.

Và vì vậy Đạo Phật dạy ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, tức là không làm theo nhân quả nữa mà hãy làm theo phương pháp của Phật dạy, tức là tác ý. Khi nhân quả đến chúng ta tác ý, muốn buồn ngủ: “Không được, giờ này không được ngủ!”, đó là chúng ta làm ngược lại uy lực nhân quả, nhân quả không sai chúng ta được thì chúng ta đã thoát ra nhân quả. Chỉ có pháp Phật mới có phương pháp để giúp chúng ta vượt qua.

Cho nên ở đây thì chúng ta thấy rõ ràng là có tu hành gì đâu, nhưng mà chính tu thật tu đó mấy con. Một khi mà ngồi lại tư duy viết là tu thật tu. Bởi vì mình viết bài đó để giúp cho mình có sự hiểu biết chánh kiến, nó làm cho chúng ta không còn đau khổ.

Làm sao chúng ta nói nhân quả mà người ta thấy như thật, chứ không được nói trừu tượng, đó là hiểu được nhân quả.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 4: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói về nhân quả thảo mộc là để chứng minh một sự thật của nhân quả. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật, cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người để thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của đạo phật là lớp Chánh kiến, thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 2: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bởi vì phương pháp tu để tâm mình được an ổn thì gọi là Định Vô Lậu. Cuộc đời tu hành của chúng ta vốn tu để tâm không còn lậu hoặc, tức là tâm không còn tham, sân, si. Vì vậy, khi chúng ta tu Định Vô Lậu nó phải thấm nhuần như học bảng cửu chương. Để làm gì? Ác pháp tác động chúng ta biết ngay liền để mà xả tâm, gọi là thấm nhuần được Định Vô Lậu, cho nên, chúng ta tu tập pháp này rất nhiều, buộc lòng chúng ta phải rèn luyện triển khai tri kiến hằng ngày.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Ban biên tập

06:17 26 Th4 2022
1

“Thì hôm nay Thầy nói cho các con biết, nhân quả là đối tượng giặc cướp nước của chúng ta, khiến chúng ta không còn làm chủ sự sống chết của mình được, đó là giặc nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:17 26 Th4 2022
1

“Bởi vì chúng ta đang bị trói buộc, đang bị sai sử bởi nhân quả, chúng ta là một người nô lệ cho nhân quả, nhân quả muốn gì chúng ta cứ làm theo. Muốn ngủ chúng ta ngủ, muốn ăn chúng ta ăn, muốn chơi chúng ta chơi, muốn nói chuyện chúng ta nói chuyện. Đó là nhân quả sai khiến chúng ta, chứ chúng ta chưa làm chủ được nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:16 26 Th4 2022
1

“Như vậy, các con thấy rằng học nhân quả, suy luận nhân quả, thấu suốt nhân quả, thấy như thật để cuộc đời chúng ta biết con đường để thoát ra khỏi nhân quả. Vì chúng ta từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả rồi tiếp tục sanh ra từ nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:16 26 Th4 2022
1

“Nhìn qua nhân quả của thảo mộc mà xét lại nhân quả của con người chúng ta mới giật mình, một hành động làm ác nó đâu có nghĩa là chúng ta sinh ra làm một con người hoặc là một con vật, mà mỗi hành động làm ác nó thành một từ trường, để rồi nó trở thành một cái nghiệp, cái nghiệp đó đi tái sanh, cho nên nó sanh thật là nhiều loài vật, nhiều con người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:15 26 Th4 2022
1

“Chúng ta thấy rõ ràng, bài pháp đầu tiên của Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như, lời dạy đầu tiên của cuộc đời Đức Phật khi mà tu chứng là Ngài dạy Bốn Chân Lý, tức là Bốn Sự Thật. Và từ đó về sau tất cả những bài pháp của Phật đều là sự thật, nói sự thật, dù là pháp tu, pháp hành đều là sự thật chứ không có sự mơ hồ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Tu sinh

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    4/11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    106

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone