NỘI DUNG MÔ TẢ
Cây mít còn sống thì nó phải ra quả, còn khi sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng gọi là cận tử nghiệp, chứ không phải con chết nó đi tái sanh, cũng như cây mít này chết đâu có sanh cây khác được. Con chết là cái cây, còn hành động thiện ác của mình là quả. Nhân quả tái sanh, chứ cái cây không đi tái sanh.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, tháng 11 năm 2005
CẬN TỬ NGHIỆP
Tu sinh vấn đạo
Hỏi: Thưa Thầy cho con hỏi về vấn đề đầu thai ạ?
Đáp: Đầu thai cái gì đâu, nhân quả nó đầu thai, chứ mình có đầu thai đâu mà khi chết con đầu thai. Con chết là cái quả của con nó đã chín rục rồi, thì còn những cái hạt của con nó lên thôi, chứ còn con đâu nữa mà đi đầu thai. Con chết không có đầu thai. Hàng ngày cái hạt của con nó lên, con hiểu không? Nhân quả tái sanh, tức là hàng ngày con làm những hành động thiện ác nó đã lên hết rồi. Khi con chết là cái cây nó thúi, còn cái hạt nó lên rồi. Bây giờ còn sót lại cái hạt nào đó thì bắt đầu nó lên nữa, chứ đâu phải chỉ có một hạt.
Cho nên, nhìn nhân quả thảo mộc mà xét qua nhân quả con người, thì từ lâu người ta đã hiểu sai là mình chết rồi mới đi tái sanh, nhưng không ngờ một cái cây bao giờ cũng có nhiều quả, mà có nhiều quả thì có nhiều hạt, tức là những cái nhân để nó lên. Trong khi đó nó đang lên chứ nó đâu có nằm đó, mình nhìn qua nhân quả thì biết rồi. Và khi mình chết rồi thì chẳng qua là cái cây đó chết thôi, chứ sự thật ra quả nó đã quá trời nhiều rồi. Cũng như bây giờ con chết, cái cây đó chết để lại biết bao nhiêu quả, con biết không? Cái quả là cái thọ khổ của nó đó. Trong cái quả nó có cái nhân thì tiếp tục sanh.
Cho nên, cái cây con chết chứ nó còn cái quả cuối cùng, tức là cái cận tử nghiệp. Nếu cận tử nghiệp của con không có, tức là cái cây chết mà không còn tái sanh. Còn cận tử nghiệp là những cái hạt cuối cùng đi tái sanh. Thân con chết mà cái cận tử nghiệp của con thấy rắn cắn hoặc lửa cháy làm con sợ, hoặc là cơn đau con hoảng sợ… thì cận tử nghiệp đó là cái quả cuối cùng của con. Cái cây chết mà còn lại cái trái cuối cùng nó lên. Nếu không có cận tử nghiệp, con thấy thanh thản, an lạc, vô sự, không có cái nghiệp gì hết, con không tập luyện được như vậy, thì cái cây chết nó có cái quả cuối cùng.
Cũng như cây mít đó mùa nắng này nó chết, nhưng mà những quả cuối cùng sẽ lên cái cận tử nghiệp của nó. Cây mít còn sống thì nó phải ra quả, còn khi sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng gọi là cận tử nghiệp, chứ không phải con chết nó đi tái sanh, cũng như cây mít này chết đâu có sanh cây khác được. Con chết là cái cây, còn hành động thiện ác của mình là quả. Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không?
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh lớp Chánh kiến
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
11/2005
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Cây mít còn sống thì nó phải ra quả, còn khi sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng gọi là cận tử nghiệp, chứ không phải con chết nó đi tái sanh, cũng như cây mít này chết đâu có sanh cây khác được. Con chết là cái cây, còn hành động thiện ác của mình là quả. Nhân quả tái sanh, chứ cái cây không đi tái sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, nhìn nhân quả thảo mộc mà xét qua nhân quả con người, thì từ lâu người ta đã hiểu sai là mình chết rồi mới đi tái sanh, nhưng không ngờ một cái cây bao giờ cũng có nhiều quả, mà có nhiều quả thì có nhiều hạt, tức là những cái nhân để nó lên. Trong khi đó nó đang lên chứ nó đâu có nằm đó, mình nhìn qua nhân quả thì biết rồi. Và khi mình chết rồi thì chẳng qua là cái cây đó chết thôi, chứ sự thật ra quả nó đã quá trời nhiều rồi. Cũng như bây giờ con chết, cái cây đó chết để lại biết bao nhiêu quả, con biết không? Cái quả là cái thọ khổ của nó đó. Trong cái quả nó có cái nhân thì tiếp tục sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)