Tu Định Vô Lậu trong tất cả hành động và việc làm
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 2000
TU ĐỊNH VÔ LẬU TRONG TẤT CẢ HÀNH ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Mỹ Linh vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Từ nay con tu tập Định Vô Lậu nhiều hơn, có khi ngay cả trong giờ làm việc và cả giờ tối tu Định Niệm Hơi Thở có được không thưa Thầy?
Đáp: Được, càng tu tập Định Vô Lậu càng xả tâm nhanh chóng, càng thấy kết quả nhanh hơn:
1- Thân được an vui, thanh thản.
2- Tâm bất động như cục đất trước các đối tượng.
3- Tâm được chánh định, không rơi vào tà định (tưởng định).
4- Pháp hướng có hiệu quả và hiệu quả mầu nhiệm siêu việt lạ lùng.
Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.
Đọc trong thư con thì sự hiểu biết của con về Phật pháp chỉ mới trang bị cho sự bắt đầu những điều chân chánh để tu tập, nhưng còn áp dụng vào cuộc sống thì lại là một điều khác.
Muốn có kết quả giải thoát thân tâm thì phải:
1- Thường xuyên thưa hỏi mọi tâm niệm xảy ra của mình để được thông suốt và hóa giải do người thiện hữu tri thức thân cận.
2- Phải siêng năng tu tập chánh niệm tĩnh giác trong tất cả mọi hành động và trong tất cả việc làm, không chỉ riêng tu Định Niệm Hơi Thở, mà còn phải tu luôn cả Định Vô Lậu. Nhưng phải lưu ý tĩnh giác không phải chỉ biết có tĩnh giác trong thân hành niệm nội và ngoại, mà còn phải tĩnh giác trong chánh niệm, tức là biết hành động của thân, khẩu, ý của mình đang làm việc gì, thiện hay ác, lại còn phải biết các pháp bên ngoài thiện hay ác để ngăn chặn và diệt, còn thiện pháp thì tăng trưởng. Có như vậy mới được gọi là tĩnh giác trong chánh niệm của cuộc sống.
3- Siêng năng tu tập Định Vô Lậu quán xét tư duy về đời sống là khổ; lòng ham muốn là khổ; nhân quả là khổ; ái dục là khổ; sân hận là khổ; nhớ thương là khổ; thân, thọ, tâm, pháp vô thường bất tịnh là khổ; thực phẩm bất tịnh thường ăn vào sinh ra bệnh tật, ái dục bất tịnh sinh ra dục lạc khiến tâm mê mờ tạo nhiều ác nghiệp là khổ, v.v.. Quán tưởng nhàm chán cuộc sống thế gian là khổ, vì vui đó rồi lại khổ đó, khổ đó rồi lại vui, cuộc sống của con người giống như một vở tuồng trên sân khấu, không có gì bảo đảm.
4- Phải dứt khoát xả tâm cho thật sạch (tâm như cục đất) thì mới mong có sự thanh thản, an lạc và vô sự.
Đó chỉ là mới có sự bắt đầu cho một cuộc sống biết tu hành chứ chưa phải là thấm nhuần sự giải thoát, cho nên “hiểu biết chỉ là một sự mới bắt đầu tỉnh thức cho một điều kiện nhân quả thiện để chuyển đổi nhân quả ác”.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Mỹ Linh
-
Thời gian
2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con Pháp Bảo của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️
Ban biên tập
“4- Phải dứt khoát xả tâm cho thật sạch (tâm như cục đất) thì mới mong có sự thanh thản, an lạc và vô sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“3- Siêng năng tu tập Định Vô Lậu quán xét tư duy về đời sống là khổ; lòng ham muốn là khổ; nhân quả là khổ; ái dục là khổ; sân hận là khổ; nhớ thương là khổ; thân, thọ, tâm, pháp vô thường bất tịnh là khổ; thực phẩm bất tịnh thường ăn vào sinh ra bệnh tật, ái dục bất tịnh sinh ra dục lạc khiến tâm mê mờ tạo nhiều ác nghiệp là khổ, v.v.. Quán tưởng nhàm chán cuộc sống thế gian là khổ, vì vui đó rồi lại khổ đó, khổ đó rồi lại vui, cuộc sống của con người giống như một vở tuồng trên sân khấu, không có gì bảo đảm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“2- Phải siêng năng tu tập chánh niệm tĩnh giác trong tất cả mọi hành động và trong tất cả việc làm, không chỉ riêng tu Định Niệm Hơi Thở, mà còn phải tu luôn cả Định Vô Lậu. Nhưng phải lưu ý tĩnh giác không phải chỉ biết có tĩnh giác trong thân hành niệm nội và ngoại, mà còn phải tĩnh giác trong chánh niệm, tức là biết hành động của thân, khẩu, ý của mình đang làm việc gì, thiện hay ác, lại còn phải biết các pháp bên ngoài thiện hay ác để ngăn chặn và diệt, còn thiện pháp thì tăng trưởng. Có như vậy mới được gọi là tĩnh giác trong chánh niệm của cuộc sống.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“1- Thường xuyên thưa hỏi mọi tâm niệm xảy ra của mình để được thông suốt và hóa giải do người thiện hữu tri thức thân cận.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Càng tu tập Định Vô Lậu càng xả tâm nhanh chóng, càng thấy kết quả nhanh hơn:
1- Thân được an vui, thanh thản.
2- Tâm bất động như cục đất trước các đối tượng.
3- Tâm được chánh định, không rơi vào tà định (tưởng định).
4- Pháp hướng có hiệu quả và hiệu quả mầu nhiệm siêu việt lạ lùng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)