Lớp Chánh Kiến – Buổi 1: Khai giảng
NỘI DUNG MÔ TẢ
Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, gọi là Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là phương pháp dùng tư duy quán xét để thấu suốt cái lý như thật của các pháp, tức là thấy bằng đôi mắt nhân quả, chứ không phải đúng sai phải trái, nên xây dựng cho chúng ta một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát. Do đó, nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát.
Đây là buổi khai giảng lớp học Chánh kiến, lớp học Bát Chánh Đạo đầu tiên trên hành tinh này, với giáo trình, giáo án rõ ràng, cụ thể, khoa học, được Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy, đào tạo, tại Tu viện Chơn Như, ngày 2/11/2005. Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung bài giảng này. Dưới đây là phần tóm tắt:
LỚP CHÁNH KIẾN – BUỔI 1: KHAI GIẢNG
“…Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất, và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát. Mục đích của Đạo Phật là tri kiến, sự hiểu biết giúp cho chúng ta giải thoát, nên gọi là Định Vô Lậu. Phương pháp tu Định Vô Lậu là triển khai tri kiến, dùng tư duy quán xét, suy nghĩ làm cho sự hiểu biết thấu suốt, rõ ràng, gọi là thiền quán, nên nó rất quan trọng. Nếu không triển khai được tri kiến thì chúng ta không bao giờ có giải thoát.
Hầu hết từ xưa đến giờ người ta dạy chúng ta nhiếp tâm, an trú tâm, người ta dạy chúng ta hiểu biết lời Phật dạy, chứ không có dạy cách thức triển khai tri kiến của chúng ta để trở thành sự hiểu biết của chính mình.
Đạo Phật sắp xếp lớp Chánh Kiến là lớp đầu tiên để cho chúng ta triển khai được tri kiến thấu suốt cái lý như thật của các pháp, nhờ thấu suốt cái lý như thật của các pháp, chúng ta mới sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người. Cho nên, Đạo Phật là đạo đức chứ không phải là một phương pháp để luyện tập có thần thông, phép tắc, biến hóa, tàng hình, mà Đạo Phật xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, đó là hạnh phúc cho con người trên hành tinh này.
Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học chia làm 3 cấp, nhưng lớp đầu tiên là Chánh Kiến. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về chánh kiến của phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó, hôm nay Thầy mở lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp căn bản nhất đó là Chánh Kiến, nhìn mọi pháp, mọi sự kiện xảy ra trước mắt chúng ta trong sự chân thật, như thật, không còn lầm lạc, không còn mơ hồ, thì chừng đó chúng ta mới có sự giải thoát thật.
Ví dụ, chúng ta nói rằng các pháp vô thường, nhưng sự hiểu biết vô thường như thật thì chúng ta chưa thật sự hiểu biết. Chúng ta nói các pháp do nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả, chết về với nhân quả, ai nói cũng được, nhưng thấy như thật, biết như thật của nhân quả thì chắc chưa ai biết. Cho nên, lớp này học như thật, thấy như thật, biết như thật, chứ không còn mơ hồ, trừu tượng, không rõ ràng.
Vì con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả, làm sao tránh khỏi nhân quả. Mấy con đang ở trong một cái lưới bao của nhân quả, làm sao mấy con ra khỏi nhân quả mà gọi là thoát.
Đạo Phật ra đời giúp cho mấy con thoát ra khỏi nhân quả, đi ngược lại nhân quả. Nhân quả làm cho con đau khổ, thì con bình tĩnh, vui vẻ, không sợ đau khổ, đó là chuyển nhân quả. Nhân quả là phải có vui, có buồn, có tham, có sân, có si. Trái lại mấy con không vui, buồn, không tham, sân, si tức là nhân quả không tác động được, là mấy con đã ra khỏi luật nhân quả.
Cho nên, Định Vô Lậu giúp chúng ta nhìn cuộc đời bằng đôi mắt nhân quả, để biết cách vượt ra khỏi sự chi phối của nhân quả, nó đưa chúng ta đi đến cứu cánh giải thoát, còn chúng ta đi kinh hành, nhiếp tâm, an trú tâm thì chẳng qua là trợ giúp cho Định Vô Lậu mà thôi.
Muốn an trú tâm thì chúng ta phải tu Định Vô Lậu, nhờ Định Vô Lậu quét sạch chướng ngại, nên tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, không niệm một cách tự nhiên, không bị ức chế tâm. Còn người tu không niệm vẫn bị ức chế là sai vì không biết cách quán xét xả tâm.
Vậy thì hôm nay, Thầy sẽ cho mấy con cái đề tài. Đầu tiên, chúng ta muốn nhìn các pháp như thật thì phải nhìn nó bằng đôi mắt nhân quả, vì đôi mắt nhân quả là đôi mắt chánh kiến của Phật pháp. Vạn vật sinh ra đều do nhân quả, mọi vật trên hành tinh sinh ra đều do nhân quả, chúng ta đang sống trong một cái môi trường nhân quả.
Thầy chỉ mong rằng mấy con vét hết đầu óc của mình ra, tư duy suy nghĩ, viết lên trang giấy đầy đủ nhân quả thảo mộc, đó là cái bài đầu tiên của mấy con. Cái bài này các con thấy dễ mà, không khó đâu…”
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
2/11/2005
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
100
-
Thể loại
Giáo án
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Đạo Phật ra đời giúp cho mấy con thoát ra khỏi nhân quả, đi ngược lại nhân quả. Nhân quả làm cho con đau khổ, thì con bình tĩnh, vui vẻ, không sợ đau khổ, đó là chuyển nhân quả. Nhân quả là phải có vui, có buồn, có tham, có sân, có si. Trái lại mấy con không vui, buồn, không tham, sân, si tức là nhân quả không tác động được, là mấy con đã ra khỏi luật nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học chia làm 3 cấp, nhưng lớp đầu tiên là Chánh Kiến. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về chánh kiến của phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó, hôm nay Thầy mở lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp căn bản nhất đó là Chánh Kiến, nhìn mọi pháp, mọi sự kiện xảy ra trước mắt chúng ta trong sự chân thật, như thật, không còn lầm lạc, không còn mơ hồ, thì chừng đó chúng ta mới có sự giải thoát thật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nếu không có chánh kiến, sẽ không bao giờ có sự giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đạo Phật sắp xếp lớp Chánh Kiến là lớp đầu tiên để cho chúng ta triển khai được tri kiến thấu suốt cái lý như thật của các pháp, nhờ thấu suốt cái lý như thật của các pháp, chúng ta mới sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người. Cho nên, Đạo Phật là đạo đức chứ không phải là một phương pháp để luyện tập có thần thông, phép tắc, biến hóa, tàng hình, mà Đạo Phật xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, đó là hạnh phúc cho con người trên hành tinh này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)