Ngày đăng  

25/01/2024, 09:05

NỘI DUNG MÔ TẢ

Vì quân bình trật tự an ổn cho muôn loài vật vạn trên hành tinh này, đạo đức nhân bản – nhân quả ra đời đồng thời với vạn vật ngõ hầu giúp cho mọi người, mọi vật biết phương cách để tạo một sự sống bình đẳng, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau, v.v.. do đó tất cả hành động ác đều được chấm dứt, còn hành động thiện được duy trì và tăng trưởng thêm mãi, nhờ thế luật nhân quả luôn tác động trên những từ trường thiện, lập thành an bài một sự sống yên lành, an ổn cho muôn loài.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày tháng năm 2003

CÓ BA NƠI XUẤT PHÁT LUẬT NHÂN QUẢ

Một người muốn sống đúng đạo đức nhân bản – nhân quả thì phải đề cao cảnh giác ba nơi trong thân của chúng ta:

1- Ý thức.

2- Miệng.

3- Thân.

Ba nơi này thường xuất phát luật nhân quả, đó là ba nơi hoạt động trên cơ thể của con người, quyết định được sự khổ, vui của đời người.

Ý thức gồm có ba hành động ác gốc:

1- Tham, tức là lòng ham muốn.

2- Sân, tức là lòng giận hờn.

3- Si, tức là tâm mê mờ, không hiểu biết, không sáng suốt.

Miệng lưỡi gồm có bốn hành động ác gốc:

1- Nói lời không thật.

2- Nói lời hung dữ.

3- Nói lời thêm bớt.

4- Nói lời lật lọng.

Thân gồm có ba hành động ác gốc:

1- Giết hại chúng sinh, ăn thịt chúng sinh.

2- Trộm cắp, cướp giật của người khác.

3- Dâm dục.

Từ những hành động ác gốc này sanh ra vô lượng hành động ác khác và cứ thế tiếp diễn mãi, nên gọi là các pháp trùng trùng duyên khởi và trùng trùng duyên sinh. Sinh khởi theo ác pháp nên khiến cho sự sống trên hành tinh bất an như: thiên tai, động đất, lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, chiến tranh, mưa không thuận gió không hòa, sâu rầy phá hoại mùa màng, v.v..

Ví dụ: “Nhân” do con người tham sắc dục, tham rượu chè, tham ăn thịt chúng sinh thì “quả” sẽ có chiến tranh, bằng chứng lịch sử loài người đã xác định và chứng minh điều này. Thời đại nào nhà vua ham mê tửu sắc hoang dâm vô độ thì đất nước ấy sẽ có chiến tranh. Vua là người lãnh đạo mà còn ham mê tửu sắc thì nhân dân nước đó cũng không khác gì, vì thế đất nước đó sẽ bị ngoại xâm. Cho nên, muốn xâm chiếm một nước nào thì nên quan sát nhân dân nước đó, thấy nhân dân nước đó ham mê cờ bạc, rượu chè, thịt cá và sắc dục thì biết nước đó suy yếu và đánh chiếm rất dễ dàng.

“Quả” lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn là do “nhân” con người tham lam chặt phá, đốt rừng, săn bắn chim, thú hoặc lưới chài cá, tôm, v.v..

Trên đây chúng tôi nêu ra một vài ví dụ để các bạn suy ngẫm và để nhận thấy rõ con người do sống thiếu đạo đức mà tự tạo ra nhân quả thiện ác để rồi phải tự mình gánh chịu sự khổ đau ấy, chứ không phải là một sự ngẫu nhiên trùng hợp hoặc có một vị thánh thần nào làm ra chiến tranh, lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, v.v..

Đó là sự bất an do luật nhân quả tác động, chi phối từng mọi loài vật trên các hành tinh trong vũ trụ không riêng gì ở hành tinh trái đất của chúng ta mà còn ở các hành tinh khác. Cho nên, luật nhân quả là một đạo luật chung trong vũ trụ xử phạt phân minh không thiên vị một ai.

Vì quân bình trật tự an ổn cho muôn loài vật vạn trên hành tinh này, đạo đức nhân bản – nhân quả ra đời đồng thời với vạn vật ngõ hầu giúp cho mọi người, mọi vật biết phương cách để tạo một sự sống bình đẳng, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau, v.v.. do đó tất cả hành động ác đều được chấm dứt, còn hành động thiện được duy trì và tăng trưởng thêm mãi, nhờ thế luật nhân quả luôn tác động trên những từ trường thiện, lập thành an bài một sự sống yên lành, an ổn cho muôn loài.

Tóm lược đại khái để mọi người hiểu biết sơ lược về luật nhân quả một cách tổng quát, nhưng đến khi học tập và tu sửa những điều bất thiện và có thể đi sâu về đạo đức nhân bản – nhân quả thì chúng tôi sẽ triển khai từng hành động đạo đức ấy để mọi người ai ai cũng biết cách thực hiện một cuộc sống cho đúng những hành động đạo đức làm người: “Không làm khổ mình khổ người”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Đạo luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Luật nhân quả do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành. Các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi là nguồn gốc sinh ra vạn vật, trong đó có con người. Đến khi Đức Phật tu chứng đạo mới dạy cho chúng ta hành thiện theo nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mang lại hạnh phúc an vui cho sự sống của chính mình và muôn loài vạn vật.

Quy luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Cư sĩ Trang

Con hãy tự thắp đuốc lên soi đường mà đi, con đường buông xả, con đường thanh thản, an lạc và vô sự, con đường hạnh phúc vô cùng con ạ! Ngoài con ra không còn ai giúp con được. Hãy mạnh dạn đứng lên con ạ! Đừng yếu đuối, hãy nhìn thẳng về phía trước. Dù đường đời có cay đắng khắc nghiệt bao nhiêu, con hãy xem nó như một tuồng cải lương trên sân khấu, có gì thật đâu mà buồn khổ. Phải không con? Một trò diễn xuất của nhân quả có đáng gì cho con phải bận tâm đau lòng.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Thiện Tâm

11:00 28 Th1 2024
0

Con kính tri ân Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏❤️

Ban biên tập

09:08 25 Th1 2024
1

“Tóm lược đại khái để mọi người hiểu biết sơ lược về luật nhân quả một cách tổng quát, nhưng đến khi học tập và tu sửa những điều bất thiện và có thể đi sâu về đạo đức nhân bản – nhân quả thì chúng tôi sẽ triển khai từng hành động đạo đức ấy để mọi người ai ai cũng biết cách thực hiện một cuộc sống cho đúng những hành động đạo đức làm người: “Không làm khổ mình khổ người”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:08 25 Th1 2024
2

“Ví dụ: “Nhân” do con người tham sắc dục, tham rượu chè, tham ăn thịt chúng sinh thì “quả” sẽ có chiến tranh, bằng chứng lịch sử loài người đã xác định và chứng minh điều này. Thời đại nào nhà vua ham mê tửu sắc hoang dâm vô độ thì đất nước ấy sẽ có chiến tranh. Vua là người lãnh đạo mà còn ham mê tửu sắc thì nhân dân nước đó cũng không khác gì, vì thế đất nước đó sẽ bị ngoại xâm. Cho nên, muốn xâm chiếm một nước nào thì nên quan sát nhân dân nước đó, thấy nhân dân nước đó ham mê cờ bạc, rượu chè, thịt cá và sắc dục thì biết nước đó suy yếu và đánh chiếm rất dễ dàng.

“Quả” lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn là do “nhân” con người tham lam chặt phá, đốt rừng, săn bắn chim, thú hoặc lưới chài cá, tôm, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:07 25 Th1 2024
2

“Ý thức gồm có ba hành động ác gốc:

1- Tham, tức là lòng ham muốn.

2- Sân, tức là lòng giận hờn.

3- Si, tức là tâm mê mờ, không hiểu biết, không sáng suốt.

Miệng lưỡi gồm có bốn hành động ác gốc:

1- Nói lời không thật.

2- Nói lời hung dữ.

3- Nói lời thêm bớt.

4- Nói lời lật lọng.

Thân gồm có ba hành động ác gốc:

1- Giết hại chúng sinh, ăn thịt chúng sinh.

2- Trộm cắp, cướp giật của người khác.

3- Dâm dục.

Từ những hành động ác gốc này sanh ra vô lượng hành động ác khác và cứ thế tiếp diễn mãi, nên gọi là các pháp trùng trùng duyên khởi và trùng trùng duyên sinh. Sinh khởi theo ác pháp nên khiến cho sự sống trên hành tinh bất an như: thiên tai, động đất, lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, chiến tranh, mưa không thuận gió không hòa, sâu rầy phá hoại mùa màng, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:07 25 Th1 2024
2

“Một người muốn sống đúng đạo đức nhân bản – nhân quả thì phải đề cao cảnh giác ba nơi trong thân của chúng ta:

1- Ý thức.

2- Miệng.

3- Thân.

Ba nơi này thường xuất phát luật nhân quả, đó là ba nơi hoạt động trên cơ thể của con người, quyết định được sự khổ, vui của đời người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Thời gian

    2003

  • Khổ giấy

    13x20.5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone