Ngày đăng  

13/01/2024, 19:31

NỘI DUNG MÔ TẢ

Luật nhân quả do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành. Các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi là nguồn gốc sinh ra vạn vật, trong đó có con người. Đến khi Đức Phật tu chứng đạo mới dạy cho chúng ta hành thiện theo nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mang lại hạnh phúc an vui cho sự sống của chính mình và muôn loài vạn vật.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày  tháng  năm 2003

LUẬT NHÂN QUẢ

Trước khi học và rèn luyện đạo đức thương mình, tức là đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, chúng ta cũng cần phải hiểu biết về luật nhân quả.

Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian.

Nếu không có luật nhân quả quy định trật tự thì các hành tinh trong không gian này sẽ bị đảo lộn và như vậy muôn vật sống trên các hành tinh sẽ bị tiêu diệt.

Luật nhân quả không phải do con người quy chế hay một đấng tạo hóa nào lập ra, mà chính do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành.

Từ khi có các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác sinh ra duyên mới khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi mãi. Sự tiếp tục vận hành này chính đó là nguồn gốc sinh ra vạn vật, chứ không có “Đấng Tạo Hóa” như trên chúng tôi đã nói. Sự vận hành là một sự sinh diệt của vạn vật trong vũ trụ. Khi có vạn vật xuất hiện lại tiếp tục vận hành tạo thành một môi trường sống, môi trường sống phù hợp cho loài sinh vật nào thì loài sinh vật ấy xuất hiện. Mãi đến khi môi trường sống phù hợp với loài người thì loài người mới xuất hiện. Khi có loài người xuất hiện mới biết phân định các hành ra làm hai phần:

1- Hành thiện.

2- Hành ác.

Nhưng con người cổ sơ chỉ biết thiện, ác, nhân quả, mà chưa phân định luật nhân quả như thế nào đúng và như thế nào sai, vì thế “Đạo đức nhân bản – nhân quả” đã biến thành “Triết thuyết định mệnh” của người xưa. Mãi đến khi Đức Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, tính từ ngày sinh của Ngài cho đến ngày nay là 2547 năm, Ngài ra đời phân định được luật nhân quả đúng và sai, từ đó giáo lý của Ngài, nền đạo đức nhân bản – nhân quả đã trở thành chân lý của loài người (Đạo Đế).

Nếu thân, miệng, ý của chúng ta hành động thiện thì đó là sự hoạt động đem lại sự no ấm, an ổn, yên vui, hạnh phúc cho sự sống của mình và của vạn vật sinh linh trên hành tinh này, gọi là “nhân thiện”.

Nếu hành động ác của thân, miệng, ý chúng ta, đó là sự hoạt động đem lại sự bất công, bất an, đau khổ, v.v.. cho sự sống của chúng ta và vạn vật, gọi là “nhân ác”.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ được nhân thiện và nhân ác qua những hành động thân, miệng, ý của chúng ta.

Vậy nhân quả là gì?

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động.

Để dễ hiểu chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt đó là nhân và quả của cây cam.

Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua đó là nhân và quả của cây chanh.

Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Để làm sáng tỏ luật nhân quả chúng tôi xin lặp lại:

Nếu chúng ta làm một điều ác thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta mà còn cho những người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v..

Nếu chúng ta làm một điều thiện thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta mà còn cho những người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật, chứ ở đây không có một đấng tạo hóa, một ông Ngọc Hoàng Thượng Đế hay một con người nào chế ra luật định nhân quả này bắt buộc chúng ta phải thi hành.

Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do tòa án lương tâm của mỗi người, vì thế luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai, “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau” khi thời tiết nhân duyên đến.

Luật nhân quả này không có một người nào bắt buộc chúng ta thi hành được, mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó.

Bởi vì con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ, vì thế chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc, chính vì vậy chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại chúng ta không làm thiện, không sống thiện thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau.

Luật mà không có ai có quyền thi hành bắt buộc phạt vạ mình mà mình phải chịu sự trừng phạt của luật ấy rất công minh chính trực như trên chúng tôi đã nói: “Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian”, vì thế luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Chơn

Luật nhân quả rất công bằng, ai làm thì người đó chịu, nhưng chúng ta phải có đủ trí tuệ quán xét, chứ không nhìn một cách thông thường mà thấy được sự công bằng ấy. Thường mọi người chỉ nhìn thấy nhân hiện tại quả hiện tại, chứ không chịu thấy những nhân quả ở các góc độ khác nhau, vì vậy đôi khi thấy nhân quả không công bằng.

Quy luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Cư sĩ Trang

Con hãy tự thắp đuốc lên soi đường mà đi, con đường buông xả, con đường thanh thản, an lạc và vô sự, con đường hạnh phúc vô cùng con ạ! Ngoài con ra không còn ai giúp con được. Hãy mạnh dạn đứng lên con ạ! Đừng yếu đuối, hãy nhìn thẳng về phía trước. Dù đường đời có cay đắng khắc nghiệt bao nhiêu, con hãy xem nó như một tuồng cải lương trên sân khấu, có gì thật đâu mà buồn khổ. Phải không con? Một trò diễn xuất của nhân quả có đáng gì cho con phải bận tâm đau lòng.
5.0
Tổng 7 lượt bình luận

Thiện Tâm

07:27 16 Th1 2024
0

Con kính tri ân Thầy Cô cùng BBT nhiều ạ!🙏❤️

Ban biên tập

07:35 13 Th1 2024
2

“Bởi vì con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ, vì thế chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc, chính vì vậy chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại chúng ta không làm thiện, không sống thiện thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:34 13 Th1 2024
2

“Vậy nhân quả là gì?

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động.

Để dễ hiểu chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt đó là nhân và quả của cây cam.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:33 13 Th1 2024
2

“Nếu thân, miệng, ý của chúng ta hành động thiện thì đó là sự hoạt động đem lại sự no ấm, an ổn, yên vui, hạnh phúc cho sự sống của mình và của vạn vật sinh linh trên hành tinh này, gọi là “nhân thiện”.

Nếu hành động ác của thân, miệng, ý chúng ta, đó là sự hoạt động đem lại sự bất công, bất an, đau khổ, v.v.. cho sự sống của chúng ta và vạn vật, gọi là “nhân ác”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:33 13 Th1 2024
2

“Khi có loài người xuất hiện mới biết phân định các hành ra làm hai phần:

1- Hành thiện.

2- Hành ác.

Nhưng con người cổ sơ chỉ biết thiện, ác, nhân quả, mà chưa phân định luật nhân quả như thế nào đúng và như thế nào sai, vì thế “Đạo đức nhân bản – nhân quả” đã biến thành “Triết thuyết định mệnh” của người xưa. Mãi đến khi Đức Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, tính từ ngày sinh của Ngài cho đến ngày nay là 2547 năm, Ngài ra đời phân định được luật nhân quả đúng và sai, từ đó giáo lý của Ngài, nền đạo đức nhân bản – nhân quả đã trở thành chân lý của loài người (Đạo Đế).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:33 13 Th1 2024
2

“Luật nhân quả không phải do con người quy chế hay một đấng tạo hóa nào lập ra, mà chính do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành.

Từ khi có các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác sinh ra duyên mới khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi mãi. Sự tiếp tục vận hành này chính đó là nguồn gốc sinh ra vạn vật, chứ không có “Đấng Tạo Hóa” như trên chúng tôi đã nói. Sự vận hành là một sự sinh diệt của vạn vật trong vũ trụ. Khi có vạn vật xuất hiện lại tiếp tục vận hành tạo thành một môi trường sống, môi trường sống phù hợp cho loài sinh vật nào thì loài sinh vật ấy xuất hiện. Mãi đến khi môi trường sống phù hợp với loài người thì loài người mới xuất hiện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:32 13 Th1 2024
2

“Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian.

Nếu không có luật nhân quả quy định trật tự thì các hành tinh trong không gian này sẽ bị đảo lộn và như vậy muôn vật sống trên các hành tinh sẽ bị tiêu diệt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Thời gian

    2003

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    8

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone