NỘI DUNG MÔ TẢ
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 16 tháng 11 năm 2000
CHỈ CÓ VƯỢT QUA
Diệu Hiền vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Hòa Thượng, xin Hòa Thượng chỉ dạy cho con được rõ: “Đứng lại thì chìm xuống, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”.
Vậy bước tới và vượt qua khác nhau như thế nào? Con chưa hiểu hết ý ba câu này.
Đáp: Bước tới và vượt qua là hai danh từ khác nhau và nghĩa cũng khác nhau. Để nêu lên ví dụ thì con dễ hiểu hơn.
Ví dụ 1: Có người chửi mắng con, con không chửi mắng lại mà tâm con tức giận, phiền muộn, đau khổ, đó là nghĩa của sự đứng lại.
Ví dụ 2: Có người chửi mắng con, con liền chửi mắng lại, đó là nghĩa của sự tiến tới.
Ví dụ 3: Có người chửi mắng con, con không chửi mắng lại và cũng không giận hờn người đó, đó là nghĩa của sự vượt qua.
Vì sự nghiệp giải thoát của Phật giáo, đệ tử của Đức Phật phải thông suốt lý này, nên cuộc sống hằng ngày không chấp nhận đứng lại, vì đứng lại là thiếu đạo đức đối với mình, tự làm khổ mình, không chiến thắng được hoàn cảnh hiện tại, không chuyển hóa được nhân quả, đó là những người thiếu tri kiến giải thoát, phi đạo đức nhân bản làm người. Người như vậy đối với Đạo Phật được xem là người vô minh và hèn nhát.
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử của Đức Phật không chấp nhận tiến tới, vì tiến tới sẽ làm khổ mình khổ người, làm khổ mình khổ người là người phi đạo đức nhân bản làm người. Người như vậy đối với Đạo Phật được xem là người ngu si, người mê muội, người không tĩnh giác. Người như vậy được xem là một ác thú chỉ biết gầm thét, đánh đá, cắn xé nhau, tranh giành, chà đạp lên nhau vì vật chất, vì miếng ăn manh áo, v.v..
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc, là người đầy đủ Phạm hạnh, tâm bất động trước các ác pháp, là bậc chân nhân, là người giải thoát khỏi phiền toái của cuộc đời, là người làm chủ được sanh y, là người thiện hữu xứng đáng cho chúng ta làm bạn. Người như vậy là ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi, là tấm gương soi để cho chúng ta soi chiếu lại mình.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Diệu Hiền
-
Thời gian
16/11/2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️
Ban biên tập
“Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc, là người đầy đủ Phạm hạnh, tâm bất động trước các ác pháp, là bậc chân nhân, là người giải thoát khỏi phiền toái của cuộc đời, là người làm chủ được sanh y, là người thiện hữu xứng đáng cho chúng ta làm bạn. Người như vậy là ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi, là tấm gương soi để cho chúng ta soi chiếu lại mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử của Đức Phật không chấp nhận tiến tới, vì tiến tới sẽ làm khổ mình khổ người, làm khổ mình khổ người là người phi đạo đức nhân bản làm người. Người như vậy đối với Đạo Phật được xem là người ngu si, người mê muội, người không tĩnh giác. Người như vậy được xem là một ác thú chỉ biết gầm thét, đánh đá, cắn xé nhau, tranh giành, chà đạp lên nhau vì vật chất, vì miếng ăn manh áo, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vì sự nghiệp giải thoát của Phật giáo, đệ tử của Đức Phật phải thông suốt lý này, nên cuộc sống hằng ngày không chấp nhận đứng lại, vì đứng lại là thiếu đạo đức đối với mình, tự làm khổ mình, không chiến thắng được hoàn cảnh hiện tại, không chuyển hóa được nhân quả, đó là những người thiếu tri kiến giải thoát, phi đạo đức nhân bản làm người. Người như vậy đối với Đạo Phật được xem là người vô minh và hèn nhát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ví dụ 3: Có người chửi mắng con, con không chửi mắng lại và cũng không giận hờn người đó, đó là nghĩa của sự vượt qua.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ví dụ 2: Có người chửi mắng con, con liền chửi mắng lại, đó là nghĩa của sự tiến tới.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ví dụ 1: Có người chửi mắng con, con không chửi mắng lại mà tâm con tức giận, phiền muộn, đau khổ, đó là nghĩa của sự đứng lại.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)