
Thiện không đúng chỗ
NỘI DUNG MÔ TẢ
Đức Phật đã dạy: “Các con nên tự thắp đuốc lên mà đi”, đừng có thắp đuốc cho thiên hạ mà tâm mình sẽ bất an, dù là những người thân của mình. Tâm mọi người đang sống trong ác pháp mà đem lời nói thiện không đúng chỗ, đúng lúc cũng giống như mũi tên bắn vào tim họ, thế là họ phải phản ứng một cách phàm phu tục tử, ác chồng thêm ác để diệt những lời nói thiện của đối tượng. Cho nên, người làm thiện không đúng chỗ, đúng thời thì phải gánh chịu hậu quả cay đắng.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 21 tháng 8 năm 2002
THIỆN KHÔNG ĐÚNG CHỖ
Liễu Tâm vấn đạo
Kính gửi: Liễu Tâm!
Sự kiện xảy ra ở Hà Nội là cô V không hiểu rõ đường lối và pháp tu của Phật nên mới ra nông nỗi này. Cô dùng lời lẽ tốt nhưng không đúng chỗ, không đúng đối tượng. Được mời đến dự lễ làm tuần 49 ngày của bà thông gia, trong khi mọi người đang ăn uống, cô lên tiếng dạy đời: “Chết mà bày vẽ sát sinh hại vật linh đình như thế này thì làm gì có phước, thật là đau lòng quá…”. Trong lúc ấy con gái và con rể ngỡ ngàng… Sau buổi ấy chúng tìm cách trả thù cho mẹ, làm cho xôn xao cả làng xóm.
Tâm mọi người đang sống trong ác pháp mà đem lời nói thiện không đúng chỗ, đúng lúc cũng giống như mũi tên bắn vào tim họ, thế là họ phải phản ứng một cách phàm phu tục tử, ác chồng thêm ác để diệt những lời nói thiện của đối tượng. Cho nên, người làm thiện không đúng chỗ, đúng thời thì phải gánh chịu hậu quả cay đắng. Vì thế, cô V đang sống trong cảnh địa ngục trần gian, chung quanh toàn là ác pháp.
Thiền Căn Bản đã dạy mà cô đâu có nhớ: “Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”. Thế mà cô không nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, do không biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng nên cô đã tự làm khổ mình khổ người, còn tạo ra cho những người thân của mình gây nên nhân quả ác (đứng giữa ngã ba, ngã tư đường to tiếng la lối tự làm mất thể diện và lịch sự của con người, lại còn làm bất an cho khu xóm, đốt kinh sách, tạo tội ác lớn lao…).
Vậy, cô thọ Bát Quan Trai là để áp dụng vào đời sống của mình, sống có đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người, chứ không phải thọ Bát Quan Trai cho có hình thức thọ Bát Quan Trai thì có ý nghĩa gì. Phải không hỡi các con?
Tu mà không hiểu là tu mù; tu mà không biết áp dụng vào đời sống để cho mình và mọi người được an vui là tu sai.
Ví dụ: Các con tu tập tỉnh thức để làm gì? Tu tập tỉnh thức là để tỉnh thức trong mọi sự kiện xảy ra chung quanh mình, để biết nhẫn nhục trước các pháp ác, để biết tùy thuận trong mọi ý kiến của mọi người, để biết bằng lòng trong mọi nghịch cảnh, nhờ thế mà tâm hồn của chúng ta mới bất động trước các pháp và các cảm thọ; nhờ thế mà tâm hồn chúng ta mới thanh thản, an lạc và vô sự.
Tu như cô V chẳng có ích lợi gì thật là đáng thương, cô đã không sáng suốt tự tạo nên sự đau khổ cho bản thân mình.
Một khi đã vấp ngã thì hãy mạnh dạn đứng lên im lặng như Thánh nhìn mọi sự việc đang diễn trò thất tình lục dục trên sân khấu nhân quả. Phải không hỡi các con?
Hiện giờ mọi sự đã đi qua thì hãy để cho nó đi qua, các con hãy cố gắng tránh các duyên, sống độc cư, im lặng như Thánh, chuyên cần tinh tấn tu tập tỉnh thức và dùng các pháp dẫn tâm vào chỗ an ổn để tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là sự giải thoát chân chánh của Phật giáo.
Rút ra từ một bài học phải trả giá quá đắt do sự hiểu biết Phật pháp nông cạn của cô V. Chúng ta nên đề phòng và cảnh giác mọi ác pháp nhân quả đang ở quanh ta, lúc nào chúng cũng đang chực chờ tấn công và xâm chiếm tâm hồn của chúng ta.
Các con nên nhớ, người theo chánh pháp của Phật, luôn luôn nêu cao ngọn đèn đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người đứng vào hàng đầu của đời sống con người hằng ngày. Nếu sống được như vậy thì các con đang sống trong Niết Bàn tại thế gian.
Hoàn cảnh này các con nên tránh tới lui với cô V, khi cô V có đến nhà các con thì nên khuyên: “Cô nên trở về nhà, những gì cô đã làm không đúng với lời dạy của Thầy hôm nay cô phải gánh chịu hậu quả ấy. Cô liên hệ với chúng tôi là con cái của cô sẽ đem đến đau khổ cho chúng tôi. Xin cô vì thương chúng tôi mà đừng liên hệ với chúng tôi nữa. Chỉ khi nào các con của cô không còn la lối, mắng chửi, làm náo loạn xóm làng thì chừng đó cô hãy đến với chúng tôi”.
Hỏi: Trường hợp xảy ra như vậy chúng con phải làm gì?
Đáp: Phải tránh xa cô V, nên có lời khuyên cô: “Đừng dùng những lời nói như vậy có hại cho cô và làm cho người thân tạo thêm nhiều tội lỗi…”.
Hỏi: Từ nay trở đi phải ý thức như thế nào cho mỗi cư sĩ biết bổn phận và trách nhiệm của mình vào hoàn cảnh tương tự như cô V để tránh lặp lại.
Đáp: Như lời Thầy dạy ở trên bổn phận và trách nhiệm của mỗi người cư sĩ là phải biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh để không làm khổ mình khổ người.
Tóm lại, như lời Đức Phật đã dạy: “Các con nên tự thắp đuốc lên mà đi”, đừng có thắp đuốc cho thiên hạ mà tâm mình sẽ bất an, dù là những người thân của mình. Trừ trường hợp này ra, các con không nên phân biệt những người thân sơ, nếu ai đều có chí hướng muốn tìm về thiện pháp để được giải thoát như mình thì mới trợ giúp họ hiểu biết về chánh pháp của Phật, còn không thì các con nên nhớ: “Phải im lặng như Thánh” thì sẽ không làm khổ mình người.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liễu Tâm
-
Thời gian
21/8/2002
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
7
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Đức Phật đã dạy: “Các con nên tự thắp đuốc lên mà đi”, đừng có thắp đuốc cho thiên hạ mà tâm mình sẽ bất an, dù là những người thân của mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Các con nên nhớ, người theo chánh pháp của Phật, luôn luôn nêu cao ngọn đèn đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người đứng vào hàng đầu của đời sống con người hằng ngày. Nếu sống được như vậy thì các con đang sống trong Niết Bàn tại thế gian.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Các con tu tập tỉnh thức để làm gì? Tu tập tỉnh thức là để tỉnh thức trong mọi sự kiện xảy ra chung quanh mình, để biết nhẫn nhục trước các pháp ác, để biết tùy thuận trong mọi ý kiến của mọi người, để biết bằng lòng trong mọi nghịch cảnh, nhờ thế mà tâm hồn của chúng ta mới bất động trước các pháp và các cảm thọ; nhờ thế mà tâm hồn chúng ta mới thanh thản, an lạc và vô sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tu mà không hiểu là tu mù; tu mà không biết áp dụng vào đời sống để cho mình và mọi người được an vui là tu sai.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tâm mọi người đang sống trong ác pháp mà đem lời nói thiện không đúng chỗ, đúng lúc cũng giống như mũi tên bắn vào tim họ, thế là họ phải phản ứng một cách phàm phu tục tử, ác chồng thêm ác để diệt những lời nói thiện của đối tượng. Cho nên, người làm thiện không đúng chỗ, đúng thời thì phải gánh chịu hậu quả cay đắng” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)