Tỉnh thức và tĩnh giác
NỘI DUNG MÔ TẢ
Tỉnh thức chánh niệm chỉ mới gom tâm vào tất cả hành động ngoại của thân. Tĩnh giác chánh niệm là tỉnh thức ba hành động thân, khẩu và ý nên ngộ được lý chánh pháp giải thoát của Phật. Nên phải hiểu tỉnh thức chỉ là mới bắt đầu tu tập. Tĩnh giác phải hiểu là đã có phần ly dục ly ác pháp khắc phục được tham ưu ở đời, tuy chưa hoàn toàn đoạn dứt lậu hoặc nhưng tâm hồn người này có thanh thản, an lạc hơn nhiều.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Nghe” ở trên để nghe toàn bộ nội dung sách nói tư liệu này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liễu Tâm
-
Thời gian
19/05/1998
-
Người đọc
Nhóm Hiếu Sinh
-
Thời lượng
1 phút 52 giây
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Phan Tuấn Phúc
Bài pháp quá rõ ràng, phân biệt giữa tĩnh giác và tỉnh thức.
Ban biên tập
“TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng, chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?). Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các ác pháp; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)