NỘI DUNG MÔ TẢ
Sáu dục tiếp xúc sáu trần tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Do tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi mà sinh ra nghiệp lực. Nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp hay gọi là sức từ trường của nghiệp. Sức hút từ trường của nghiệp tương ưng với tâm tham, sân, si, mạn, nghi của người, của loài động vật khác mà sinh ra nên gọi tắt là nghiệp đi luân hồi.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:
LUÂN HỒI
H.C.Đ vấn đạo
Hỏi: Cái gì luân hồi hay tái sinh?
Đáp: Trả lời ngắn gọn theo thuyết nhà Phật “NGHIỆP ĐI TÁI SANH LUÂN HỒI”, nhưng trả lời như vậy quý vị khó hiểu và sẽ hỏi nghiệp là cái gì? Có phải nghiệp là linh hồn, thần thức của người chết hay không?
Chúng tôi là những người tu theo Phật giáo thì phải trả lời đúng nghĩa của Phật giáo. Đức Phật dạy: “Con người thừa tự nghiệp”. Vậy nghiệp là gì?
Nghiệp tiếng phạn là Karma có nghĩa là những việc làm hằng ngày của một con người do thân, miệng, ý tạo tác thiện hay ác. Từ hành động tạo tác thiện ác đó mà con người cảm thụ được hạnh phúc, an vui hay phiền não, đau khổ. Sự cảm thụ được hạnh phúc, an vui hay phiền não, đau khổ đó gọi là nghiệp nhân. Nghiệp nhân được huân tập hằng ngày, nghĩa là mỗi ngày được tăng thêm sự phiền não, đau khổ hay hạnh phúc, an vui. Sự phiền não, đau khổ hay hạnh phúc, an vui được tăng lên thì gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực có một sức hút rất mạnh. Ví dụ: Khi vừa nghe người khác mạt sát nói xấu mình tức thì nghiệp sân của mình phát khởi rất nhanh. Sự phát khởi rất nhanh của tâm sân gọi là nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp sân. Sức hút của nghiệp sân gọi là từ trường, nó cũng giống như từ trường của nam châm. Có sức hút của từ trường nam châm thì phải có cục nam châm và thanh sắt. Có sức hút của nghiệp thì phải có sáu dục và sáu trần. Sáu dục gồm có:
1- Nhãn thức dục.
2- Nhĩ thức dục.
3- Tỷ thức dục.
4- Thiệt thức dục.
5- Thân thức dục.
6- Ý thức dục.
Sáu trần gồm có:
1- Sắc trần.
2- Thinh trần.
3- Hương trần.
4- Vị trần.
5- Xúc trần.
6- Pháp trần.
Sáu dục tiếp xúc sáu trần tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Do tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi mà sinh ra nghiệp lực. Nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp hay gọi là sức từ trường của nghiệp.
Sức hút từ trường của nghiệp tương ưng với tâm tham, sân, si, mạn, nghi của người, của loài động vật khác mà sinh ra nên gọi tắt là nghiệp đi luân hồi.
Vì không rõ chỗ này nên kinh sách phát triển và kinh sách của các tôn giáo khác cùng mọi người còn trong trí hữu hạn nên dựng lên một linh hồn, một thần thức đi tái sinh luân hồi, chứ không ngờ rằng trong thân ngũ uẩn không có linh hồn, không có thần thức. Khi người chết là năm uẩn tan rã sạch, không còn một uẩn nào cả, chỉ còn nghiệp lực thiện ác mà thôi. Đây là câu trả lời đúng theo nghĩa của Phật giáo “NGHIỆP ĐI LUÂN HỒI”, nhưng mấy ai đã chịu hiểu nghĩa cho rõ ràng và ai là người giải thích cho mọi người hiểu?
Chúng tôi cố gắng dùng ngôn ngữ thông thường hiện có để giải thích cho mọi người hiểu. Mong sao sự giải thích của chúng tôi giúp quý vị tiếp thu được phần nào thì đó là phần danh dự và điều ước vọng của chúng tôi. Vì ngôn ngữ để giải thích chỗ này không đủ, xin quý vị cảm thông cho.
Cũng trong câu hỏi này qua sự giải thích của một người nào đó khiến cho quý vị hiểu lầm nên lại có một câu hỏi kế tiếp. Vậy chúng tôi xin mạo muội trả lời để quý vị hiểu thêm về quy luật của nhân quả.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Khi người chết là năm uẩn tan rã sạch, không còn một uẩn nào cả, chỉ còn nghiệp lực thiện ác mà thôi. Đây là câu trả lời đúng theo nghĩa của Phật giáo “NGHIỆP ĐI LUÂN HỒI”, nhưng mấy ai đã chịu hiểu nghĩa cho rõ ràng và ai là người giải thích cho mọi người hiểu?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nghiệp tiếng phạn là Karma có nghĩa là những việc làm hằng ngày của một con người do thân, miệng, ý tạo tác thiện hay ác. Từ hành động tạo tác thiện ác đó mà con người cảm thụ được hạnh phúc, an vui hay phiền não, đau khổ. Sự cảm thụ được hạnh phúc, an vui hay phiền não, đau khổ đó gọi là nghiệp nhân. Nghiệp nhân được huân tập hằng ngày, nghĩa là mỗi ngày được tăng thêm sự phiền não, đau khổ hay hạnh phúc, an vui. Sự phiền não, đau khổ hay hạnh phúc, an vui được tăng lên thì gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực có một sức hút rất mạnh. Ví dụ: Khi vừa nghe người khác mạt sát nói xấu mình tức thì nghiệp sân của mình phát khởi rất nhanh. Sự phát khởi rất nhanh của tâm sân gọi là nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp sân. Sức hút của nghiệp sân gọi là từ trường, nó cũng giống như từ trường của nam châm. Có sức hút của từ trường nam châm thì phải có cục nam châm và thanh sắt. Có sức hút của nghiệp thì phải có sáu dục và sáu trần.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)