Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiNghiệp làm sao chui vào bào thai?
Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp chỉ có tương ưng với nghiệp của cha mẹ, do hành động của cha mẹ hợp duyên tạo thành nghiệp mới (bào thai). Ở đây không có vật gì chui vào bào thai, mà chỉ có nghiệp tương ưng với nghiệp rồi duyên hợp tạo thành nghiệp mới (đứa bé).
Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Cây mít còn sống thì nó phải ra quả, còn khi sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng gọi là cận tử nghiệp, chứ không phải con chết nó đi tái sanh, cũng như cây mít này chết đâu có sanh cây khác được. Con chết là cái cây, còn hành động thiện ác của mình là quả. Nhân quả tái sanh, chứ cái cây không đi tái sanh.
Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, miệng, ý tạo ra, chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, miệng, ý. Cho nên, chủ thể tạo ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Trong hoàn cảnh của con, con nên nhìn thẳng và nhìn bằng đôi mắt nhân quả. Con phải trau dồi thân tâm trong thiện pháp và luôn luôn ngăn và diệt ác pháp. Sống đúng thiện pháp con chẳng hề lo sợ hoặc đau khổ, phiền lụy điều gì cả. Hãy giữ gìn tâm thanh thản bất động trước các pháp.
Thọ Bát Quan Trai là gieo duyên giải thoát ngày mai
Nếu đời này các con chưa đủ duyên tu hành, thì ngày Thọ Bát Quan Trai là ngày tạo nghiệp thánh thiện để kiếp sau nối tiếp duyên tu hành đến nơi đến chốn, giải thoát hoàn toàn. Do đó, hãy tu tập đúng pháp trong ngày này để trong hiện tại các con sống có đức hạnh, không làm khổ mình khổ người, biết nhẫn nhục, tùy thuận và tạo nên mùa xuân an lạc cho mình cho người.
Đạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau, tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp. Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là đạo trí tuệ.
Làm sao sống khi không ăn thực vật
Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.
Vô lậu, âm dương, nghiệp, cái bất tử
Do nhân quả mà có âm dương, nếu không nhân quả thì âm dương cũng không có. Một người tu chứng đạo thì nam hay nữ đều như nhau thì đâu gọi là âm dương. Bởi thân tâm họ thanh tịnh thì dục không còn, dục không còn thì âm dương chỗ nào được?
Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì ngay từ bây giờ các cụ, các bác phải siêng năng tận lực tu tập, rèn luyện: trước các chướng ngại pháp thiện hay ác, vui hay buồn đều phải buông xuống, buông xuống cho thật sạch, nhưng phải buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng phương pháp hướng tâm, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, bằng phương pháp quán tư duy, bằng phương pháp nhân quả, bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, bằng phương pháp tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, bằng tri kiến giải thoát.