Ngày đăng  

06/04/2024, 10:42

NỘI DUNG MÔ TẢ

Người ta chửi mắng mình mà mình không chửi mắng lại, không giận hờn phiền não, đó là sống tùy thuận. Tùy thuận mà không bị lôi cuốn phải sống như thế nào? Ví dụ, mình là người ăn chay mà đi dự tiệc cưới, hay đám giỗ hoặc đám ma chay, khi ngồi vào bàn tiệc mình tìm bánh, trái cây để ăn, không ăn thịt, cá, đó là tùy thuận mà không bị lôi cuốn.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 16 tháng 11 năm 2000

NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN, BẰNG LÒNG

Diệu Hiền vấn đạo

Hỏi: Kính bạch Thầy, có một công việc biết là sai, nhưng phải tùy thuận làm, cuối cùng thì phí công, phí của, chẳng lợi ích gì cho mình cho người. Vậy phải tùy thuận như thế nào và tùy thuận không bị lôi cuốn nghĩa là sao? Xin Thầy cho ví dụ!

Đáp: Biết việc làm không lợi ích cho mình cho người, làm sẽ hoài công vô ích mà cứ làm, đó là người không trí tuệ, chứ không phải sống tùy thuận.

Biết việc làm không lợi ích cho mình cho người, làm sẽ hoài công vô ích, vì thế không làm, nhưng không chống trái lại việc làm của người khác, mặc dù mình có góp ý nhưng có nghe hay không nghe đó là quyền của người khác, đó là sống tùy thuận.

Thấy việc ác không làm theo, nhưng không chống trái việc làm ác của họ, mặc dù chúng ta đã có lời khuyên, đó là sống tùy thuận.

Người ta chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại người nhưng trong lòng có phiền não tức giận là sống nhẫn nhục trong tùy thuận.

Người ta chửi mắng mình mà mình không chửi mắng lại, không giận hờn phiền não, đó là sống tùy thuận.

Người ta mời mình đi đánh bạc mà mình khéo léo từ chối không đi đánh bạc là người sống tùy thuận.

Người ta mời mình uống rượu mà mình lấy cớ bị bệnh không uống rượu được, đó là sống tùy thuận.

Tùy thuận mà không bị lôi cuốn phải sống như thế nào?

Ví dụ, mình là người ăn chay mà đi dự tiệc cưới, hay đám giỗ hoặc đám ma chay, khi ngồi vào bàn tiệc mình tìm bánh, trái cây để ăn, không ăn thịt, cá, đó là tùy thuận mà không bị lôi cuốn.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Tùy thuận mà không bị lôi cuốn

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Tịnh

Biết ăn chay tức là biết tu tập tâm “từ, bi, hỷ, xả”. Đã tu tập tâm “từ, bi” mà còn thái thịt, làm cá, chiên rán, xào nấu thì mắt thấy tay làm sự chết chóc, đau khổ của chúng sinh thì lòng dạ nào còn làm được? Tuy không ăn thịt chúng sanh nhưng thân hành động trực tiếp tạo sự đau khổ, tội ác. Nói về giới, người này đã phạm giới. Nói về nghiệp báo, người này vẫn phải chịu thọ nghiệp khổ như người khác. Cho nên, Thầy đã dạy: “Tùy thuận mà không bị lôi cuốn vào việc ác”, còn bị lôi cuốn vào việc ác thì nhất định tìm cách tránh né hoặc nhất định không làm điều đó.

Tùy thuận

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Tâm

Nếu chúng ta có quyết tâm thực hiện lòng từ bi để cứu mình ra khỏi biển khổ, thì trong hoàn cảnh nào ta cũng tùy thuận được mà không bị lôi cuốn vào pháp ác. Việc ngưng trực tiếp hay gián tiếp sát sanh là cần thiết cho giai đoạn đầu tu tập ngăn ác diệt ác của Đạo Phật mà không làm được thì cũng ví như đứa bé muốn đọc sách vở, báo chí mà không học nguyên âm, phụ âm và ráp vần thì chẳng bao giờ đọc sách báo được.
5.0
Tổng 6 lượt bình luận

Thiện Tâm

02:09 06 Th4 2024
0

Con kính tri ân Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏❤️

Ban biên tập

10:45 06 Th4 2024
2

“Tùy thuận mà không bị lôi cuốn phải sống như thế nào?

Ví dụ, mình là người ăn chay mà đi dự tiệc cưới, hay đám giỗ hoặc đám ma chay, khi ngồi vào bàn tiệc mình tìm bánh, trái cây để ăn, không ăn thịt, cá, đó là tùy thuận mà không bị lôi cuốn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:45 06 Th4 2024
2

“Người ta mời mình đi đánh bạc mà mình khéo léo từ chối không đi đánh bạc là người sống tùy thuận.

Người ta mời mình uống rượu mà mình lấy cớ bị bệnh không uống rượu được, đó là sống tùy thuận.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:44 06 Th4 2024
2

“Người ta chửi mắng mình, mình không chửi mắng lại người nhưng trong lòng có phiền não tức giận là sống nhẫn nhục trong tùy thuận.

Người ta chửi mắng mình mà mình không chửi mắng lại, không giận hờn phiền não, đó là sống tùy thuận.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:44 06 Th4 2024
2

“Thấy việc ác không làm theo, nhưng không chống trái việc làm ác của họ, mặc dù chúng ta đã có lời khuyên, đó là sống tùy thuận.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:44 06 Th4 2024
2

“Biết việc làm không lợi ích cho mình cho người, làm sẽ hoài công vô ích mà cứ làm, đó là người không trí tuệ, chứ không phải sống tùy thuận.

Biết việc làm không lợi ích cho mình cho người, làm sẽ hoài công vô ích, vì thế không làm, nhưng không chống trái lại việc làm của người khác, mặc dù mình có góp ý nhưng có nghe hay không nghe đó là quyền của người khác, đó là sống tùy thuận.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Diệu Hiền

  • Thời gian

    16/11/2000

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    4

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone