NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 2003
ĐỨC BI TÂM
Muốn thực hiện đạo đức làm người để không làm khổ mình khổ người mà không rèn luyện Đức Bi Tâm thì chúng ta cảm thấy như còn thiếu sót một hành động cao thượng nào đó mà một người có đạo đức không thể bỏ qua được. Vậy Đức Bi Tâm nghĩa như thế nào?
Đức Bi Tâm là chữ Hán có nghĩa là lòng thương yêu tha thiết nhiệt tình với sự sống của muôn loài. Nếu chỉ định nghĩa suông như vậy chúng tôi e rằng các bạn sẽ hiểu sai và đánh mất ý nghĩa của ba chữ đạo đức này.
Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của các bạn bao giờ cũng vuốt ve, an ủi và xoa dịu những vết thương đau của chúng sinh từ loài thảo mộc đến loài động vật khiến cho mọi loài đang sống trên hành tinh này đều được bình an, yên ổn.
Đức Bi Tâm còn có ý nghĩa nữa là bạn luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp như đất trong móng tay bạn, thì đó chưa phải là Đức Bi Tâm.
Bây giờ các bạn đã hiểu được Đức Bi Tâm, chỉ còn biết cách áp dụng vào đời sống của các bạn thì đó là các bạn sống có đạo đức với mình.
Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm còn có nghĩa là những hành động không làm hại mình. Người có những hành động không làm hại mình là người luôn luôn giữ gìn thân tâm bất động trước các ác pháp. Người mà tâm mình bất động trước các ác pháp là người không làm hại mình, không hại mình là người có Đức Bi Tâm.
Nghe lời nói trên đây sao mà ngược ngạo thế? Xưa nay chưa từng có ai dại dột mà tự làm hại mình bao giờ. Làm hại mình chỉ có người khác, chứ làm gì mình lại hại mình. Phải không hỡi các bạn?
Thưa các bạn! Chúng tôi nói trên đây là một sự thật. Vì hằng ngày chúng tôi đã từng chứng kiến hầu hết mọi người không có một người nào mà không tự làm hại mình. Trước khi muốn biết lời nói trên đây của chúng tôi có đúng hay không, thì cần phải hiểu biết những hành động làm hại mình như thế nào?
Một người có rất nhiều hành động tự làm hại mình mà không biết. Chính vì những hành động tự làm hại mình mà biến mình thành một người vô đạo đức với mình mà không biết. Chúng tôi sẽ cố gắng nói rõ để quý bạn dễ hiểu và hiểu một cách rõ ràng hơn. Chính vì nền đạo đức nhân bản – nhân quả chưa từng có ai đem ra nhắc nhở và xây dựng cho chúng ta một lối sống đạo đức, vì thế con người cứ mãi mê lầm lạc làm hại mình mà không biết.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
2003
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Tranthikimoanh
Nam mô bổn sư Thích Ca Mô Ni Phật
Thuỳ
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Trưởng lão Thích Thông Lạc!
Con xin kính tri ân công đức của Quý thầy cô trong BBT đã bảo tồn Chánh Phật Pháp! Con xin phép được tải bài Pháp “Đức Bi Tâm” về máy để thuận tiện cho việc học và rèn luyện Đạo đức làm người ạ!
Ban biên tập
“Bây giờ các bạn đã hiểu được Đức Bi Tâm, chỉ còn biết cách áp dụng vào đời sống của các bạn thì đó là các bạn sống có đạo đức với mình.
Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm còn có nghĩa là những hành động không làm hại mình. Người có những hành động không làm hại mình là người luôn luôn giữ gìn thân tâm bất động trước các ác pháp. Người mà tâm mình bất động trước các ác pháp là người không làm hại mình, không hại mình là người có Đức Bi Tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đức Bi Tâm còn có ý nghĩa nữa là bạn luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp như đất trong móng tay bạn, thì đó chưa phải là Đức Bi Tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của các bạn bao giờ cũng vuốt ve, an ủi và xoa dịu những vết thương đau của chúng sinh từ loài thảo mộc đến loài động vật khiến cho mọi loài đang sống trên hành tinh này đều được bình an, yên ổn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)