Video liên quan
Quay lạiVượt thoát gia đình, chứ không phải trốn gia đình để đi tu, mà là sống trong gia đình biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; biết ngăn ác diệt ác; biết không làm khổ mình khổ người; biết giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì gia đình làm sao ràng buộc được, thì ngay đó là tu giải thoát rồi, chứ còn tu ở đâu nữa!?
Một cộng đồng nhân quả trong một gia đình, người nào tuổi trẻ mà chết trước là người đó đã trả xong nhân quả trong cộng đồng đó. Khi trả xong dù muốn sống thêm một ngày cũng không thể sống thêm được nữa. Do vậy mới bảo rằng luật nhân quả quá khắc nghiệt. Người còn sống là còn nợ nhân quả, sao các con không lo trả cho hết? Người trả xong nợ nhân quả thì các con phải vui mừng cớ sao lại buồn khóc, thật là đảo điên!
Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.
Luật nhân quả làm sao ai tránh khỏi? Nhưng chúng ta biết chuyển hóa nên nhân quả nghiệp báo vô tác dụng. Hãy xem nó là một trò diễn xuất trên sân khấu nhân quả, chẳng có gì đáng cho tâm các con phải buồn khổ. Vì thế, đứng trước cảnh nghiệp báo nhân quả mà tâm bất động, đây là đạo lộ của Phật giáo giải quyết đời sống an vui, hạnh phúc của kiếp người. “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!” con ạ!
Muốn chứng đạo phải tu tập 8 lớp Chánh Chánh Đạo – Phần 1
Đạo Phật tu hành không khó, nhưng vì chúng ta huân tập những thói quen lâu đời khó bỏ, cho nên cần phải có trường lớp để đào tạo mấy con thấm nhuần đường lối giải thoát theo chương trình Bát Chánh Đạo. Ở đó mấy con sẽ được tu tập tri kiến giải thoát. Từ lớp Chánh kiến Thầy dạy mấy con cách thức nhìn mọi sự vật, mọi sự kiện xảy ra để không có giận hờn phiền não nữa. Thầy rèn luyện tri kiến hiểu biết của mấy con đi vào hướng giải thoát.
Muốn chuyển đổi thói quen xấu ác thành thói quen tốt đẹp hiền thiện thì hằng ngày tu tập không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ chúng sanh, nhờ biết sống tu tập như vậy thì huân tập nghiệp thiện trở thành chứng quả A La Hán. Quả A La Hán là quả toàn thiện, tức là thói quen thiện. Thói quen thiện là thương yêu người và động vật, cỏ cây. Khi chuyển thói quen xấu ác thành thói quen tốt hiền thiện thì làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Hôm nay là ngày đầu xuân, là ngày Tết, ngày mà những đứa con Phật phải trân trọng ngồi lại để lắng lòng mình trong sạch, để quán xét tăng trưởng và bảo vệ các thiện pháp; để chấm dứt và loại trừ các ác pháp; thân, khẩu, ý phải thanh tịnh, phải thuần thiện. Hành động cao quý đầy cung kính đó mới chúc thọ Thầy và mừng tuổi Phật được, đó mới đúng nghĩa chúc thọ trong mùa xuân vĩnh cửu.
Ngày giỗ, ngày Tết là những ngày truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, nhưng hiện nay người ta lạm dụng ngày tốt đẹp ấy đã biến thành ngày tụ tập để ăn chơi nhậu nhẹt, vì ăn chơi nhậu nhẹt nên phải sát hại chúng sanh làm cỗ linh đình, biến dần ngày ấy thành ngày tội lỗi, biết bao nhiêu sanh linh phải chết cho ngày ấy. Vì sự sống, sự vui chơi của loài người, nhưng loài người là một loài động vật thông minh nhất sao lại nỡ tâm sống và vui chơi trên sự đau khổ của muôn loài vật khác?
Trong thế gian này, duy nhất chỉ có một đạo luật nhân quả là công bằng và công lý, đó là một đạo luật do từ những hành động thiện ác của con người tạo ra để phân xử lấy họ, chứ không có ai hoặc một đấng sáng tạo nào đặt ra cả. Nhân quả không trừu tượng như các con đã hiểu, nhưng phước báo của kẻ tạo ra những điều phi đạo lý chưa hết nên họ còn hưởng thêm một vài ngày, nếu phước báo kia vừa hết thì quả báo khổ đau sẽ đến với họ liền.
Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.
Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn.
Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.