Ngày đăng  

13/02/2022, 23:04

NỘI DUNG MÔ TẢ

Đạo Phật là đạo đức không làm khổ mình khổ người. Đến với Đạo Phật là tự giác, tự nguyện để giúp cho bản thân mình thoát ra khỏi bốn sự đau khổ của kiếp làm người: sanh, già, bệnh, chết. Tu theo Đạo Phật là phải giữ gìn giới luật, bắt đầu từ 5 giới. Bởi vì Đạo Phật là đạo đức nhân quả, nên lấy cái thiện chuyển cái ác, giới luật của Phật là thiện pháp sẽ chuyển ác pháp, giúp cho cuộc sống chúng ta được hạnh phúc, bình an…
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trưởng lão Thích Thông Lạc khai thị cho đoàn Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh về Phật pháp, ngày 1/3/2009. Nội dung tóm tắt như sau:

KHAI THỊ PHẬT PHÁP

“…Đạo Phật là đạo đức không làm khổ mình khổ người. Đến với Đạo Phật là tự giác, tự nguyện để giúp cho bản thân mình thoát ra khỏi bốn sự đau khổ của kiếp làm người: sanh, già, bệnh, chết.

Tu theo Đạo Phật là phải giữ gìn giới luật, bắt đầu từ 5 giới. Bởi vì Đạo Phật là đạo đức nhân quả, nên lấy cái thiện chuyển cái ác, giới luật của Phật là thiện pháp sẽ chuyển ác pháp, giúp cho cuộc sống chúng ta được hạnh phúc, bình an…

Con người sinh ra trên đời ai cũng chịu bốn nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết. Đức Phật khi còn là Thái tử, sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng cũng không thể thoát khỏi bốn nỗi khổ này, vì thế Ngài quyết tâm xuất gia tìm con đường giải thoát, cuối cùng, Ngài đã thành công, làm chủ hoàn toàn sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi.

Sau khi chứng đạo, Ngài chỉ dạy cho chúng ta phương pháp tu hành thoát khổ, tức là tâm được vô lậu, tâm vô lậu là tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự, hiện giờ quý Phật tử ai cũng có.

Khi tâm mình không niệm, tức là nó đang thanh thản; thân không đau nhức, mệt mỏi, là thân an lạc; và đồng thời ngồi bất động, không làm việc gì, không suy tư việc gì, đó là vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự ai cũng có, nhưng do nghiệp tham, sân, si tác động nên được một lúc thì nó bị mất. Tu hành là bảo vệ chân lý tâm bất động này, thì phải tu tập theo chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo, gồm có 8 lớp với những phương pháp tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ…

Tu theo Đạo Phật thì phải giữ gìn giới luật, lấy giới luật chuyển nhân quả. Thiền định của Đạo Phật là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự…”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Chánh kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.

Học đạo đức

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bây giờ chúng ta quay trở lại vị trí tu hành, trước tiên chúng ta phải học đạo đức, đạo đức không làm khổ mình khổ người, đạo đức nhân bản - nhân quả, đó là một điều quan trọng đem đến lợi lạc cho quý vị sống trong gia đình đối xử với nhau, hoàn toàn đưa gia đình đến an vui, hạnh phúc chân thật.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

11:07 13 Th2 2022
0

“Khi tâm mình không niệm, tức là nó đang thanh thản; thân không đau nhức, mệt mỏi, là thân an lạc; và đồng thời ngồi bất động, không làm việc gì, không suy tư việc gì, đó là vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự ai cũng có, nhưng do nghiệp tham, sân, si tác động nên được một lúc thì nó bị mất. Tu hành là bảo vệ chân lý tâm bất động này, thì phải tu tập theo chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo, gồm có 8 lớp với những phương pháp tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ…
Tu theo Đạo Phật thì phải giữ gìn giới luật, lấy giới luật chuyển nhân quả. Thiền định của Đạo Phật là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự…” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử Tp.HCM

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    1/3/2009

  • Thể loại

    Khai thị

  • Dữ liệu

    video

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone