Ấn bản điện tử liên quan

Quay lại

Thông hiểu nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Hoàng

Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại dịch cúm gia cầm và những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, bão tố, v.v.. thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông hiểu nhân quả nên mọi người phải tự cứu mình bằng cách ngưng bàn tay ác độc giết hại chúng sanh, ngưng sự sống ác độc nhẫn tâm đối với sự sống của các loài vật khác và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo sự hướng dẫn của ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.

Chỉ có vượt qua

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Hiền

Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc.

Tu tập và làm việc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Quang

Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập. Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp. Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu tâm chưa xả mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, thì tu tập chẳng đi đến đâu.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 5: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời giới luật, mà không rời giới luật thì không rời tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt. Nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.

Làm việc biết làm việc có xả tâm không?

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Vừa làm vừa suy tư để buông xả tâm mình là tu Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm, tức là tỉnh thức trong hành động làm việc để xả tâm. Vừa làm vừa không suy tư, chỉ biết hành động đang làm là tu Chánh Niệm Tĩnh Giác Định. Chính hành động đang làm mà biết đang làm là tỉnh thức chớ không phải buông xả, có tỉnh thức mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả, buông xả là tu Định Vô Lậu.

Tu hành tránh pháp ức chế tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm. Thiền định xả tâm còn có tên gọi là “Bất Động Tâm Định”. Người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.

Đường Về Xứ Phật – Tập 7

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói tu tập là nói theo tôn giáo, chứ Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý, người nào biết sống hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý là không hiểu sai Phật pháp. Còn ngược lại tu khác sống khác là không hiểu Phật pháp, nên tu tập gần chết mà không chứng đạo. Người hiểu đúng chỉ cần sống biết xả các chướng ngại pháp là chứng đạo.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 4: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói về nhân quả thảo mộc là để chứng minh một sự thật của nhân quả. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật, cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người để thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của đạo phật là lớp Chánh kiến, thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.

Phân biệt tĩnh giác và tỉnh thức

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Kim Quang

TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng, chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?). Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các ác pháp; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.

Tỉnh thức và tĩnh giác

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Tâm

Tỉnh thức chánh niệm chỉ mới gom tâm vào tất cả hành động ngoại của thân. Tĩnh giác chánh niệm là tỉnh thức ba hành động thân, khẩu và ý nên ngộ được lý chánh pháp giải thoát của Phật. Nên phải hiểu tỉnh thức chỉ là mới bắt đầu tu tập. Tĩnh giác phải hiểu là đã có phần ly dục ly ác pháp khắc phục được tham ưu ở đời, tuy chưa hoàn toàn đoạn dứt lậu hoặc nhưng tâm hồn người này có thanh thản, an lạc hơn nhiều.

Chánh kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.

Tâm bất an

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Ở đây con làm xong việc rồi mới vào thất tu, như vậy làm việc và tu là hai việc khác nhau, do hiểu như vậy và tu như vậy nên tâm con bất an là phải. Thầy thường dạy: “Tu là sống, sống là tu” nghĩa là tu tập trong mỗi hành động, việc làm chứ không phải đợi vào cốc ngồi tu.