Ngày đăng  

24/12/2022, 11:31

NỘI DUNG MÔ TẢ

Đức Phật dạy đời khổ là để biết đời khổ như thật, là để cho quý vị biết vượt qua và làm cho đời tốt đẹp hơn, không còn đau khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để sợ hãi tránh né trốn chạy vào chùa tu hành. Nếu một người sợ hãi đời thì làm sao vượt qua đời? Vượt đời tức là đương đầu với đời bằng cách chuyển đời xấu ác trở thành tốt đẹp và thiện lành hơn.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 12 tháng 8 năm 2005

SỢ HÃI

Hoàng Chính (TP.HCM) vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con nhận thấy người tu là người sợ hãi đời, chẳng dám đương đầu với đời, buông xuôi theo số phận, rõ ràng là người hèn nhát, yếu đuối, tiêu cực, v.v.. chứ đâu phải gan dạ, lầm lì, bản lĩnh như Thầy đã ca ngợi trong kinh sách.

Đáp: Con đứng ở góc độ nào mà dám bảo rằng người tu sợ hãi đời? Hay là con đứng ở góc độ của những người thất tình về danh lợi, về tình yêu mà nói ư?

Đức Phật dạy đời là khổ để biết đời khổ mà vượt qua, chứ không phải dạy biết khổ như vậy như vậy để cho quý Phật tử sợ hãi bỏ đời, trốn đời. Đức Phật dạy đời khổ là để biết đời khổ như thật, là để cho quý vị biết và làm cho đời tốt đẹp hơn, không còn đau khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để sợ hãi tránh né trốn chạy vào chùa tu hành.

Chùa là nơi huấn luyện đào đạo cho quý Phật tử biết cách làm cho đời tốt đẹp, chứ không phải vào chùa để gõ mõ, tụng kinh, cầu khẩn một cách tiêu cực, ngu si. Quý vị có biết không?

Biết đời khổ không phải biết để sợ hãi, mà biết đời khổ để cải tạo cuộc đời không còn khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để tránh né, để xây dựng thế giới siêu hình Cực Lạc, Thiên Đàng để trốn chạy thế gian này ư! Biết đời khổ mà tránh né đó là các tôn giáo dựng lên thế giới siêu hình (Cực Lạc, Thiên Đàng) để trốn chạy thế gian, còn Đạo Phật thì không trốn chạy. Cho nên, trước tiên Ngài dạy quét sạch thế giới siêu hình, không còn chỗ đất đứng cho những người sợ hãi trốn đời, bỏ thế gian này để về Cực Lạc, Thiên Đàng.

Ngài chỉ thẳng cho mọi người biết Thiên Đàng, Cực Lạc hay Niết Bàn đều cũng ở cõi thế gian này. Địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh cũng vậy.

Ngài biết rất rõ điều này và dạy cho mọi người biết cách thức nhiếp phục sợ hãi và khiếp đảm không để cho sợ hãi và khiếp đảm nhiếp phục tâm mình.

Quý Phật tử nên hiểu Đức Phật đã dạy: “Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”. Sợ hãi đời là đứng lại, là buông xuôi theo số phận, là hèn nhát, là tiêu cực thì cuộc đời lại sẽ chìm xuống. Còn tiến tới đương đầu với đời thì trôi dạt, khổ lại chồng thêm khổ.

Đức Phật dạy người tu sĩ không nên đứng lại mà cũng không nên tiến tới, chỉ có vượt qua.

Thưa quý Phật tử! Nếu một người sợ hãi đời thì làm sao vượt qua đời, như một người sợ sóng biển thì làm sao vượt biển; một người sợ núi rừng thì làm sao vượt núi rừng.

Vượt đời tức là đương đầu với đời bằng cách chuyển đời xấu ác làm cho đời xấu ác trở thành tốt đẹp và thiện lành hơn.

Người tu sĩ Đạo Phật nói tu có nghĩa là họ đang vượt qua đời sống ác để chuyển hóa thành đời sống thiện. Cho nên, ở góc độ các tôn giáo tha lực thì người tu sợ hãi đời là đúng, còn Đạo Phật không phải vậy, tu của Đạo Phật là đang làm cho cuộc đời tốt hơn, đẹp hơn, hiền thiện hơn. Vì thế người tu sĩ Đạo Phật gan dạ, lầm lì, bản lĩnh, không hèn nhát, không yếu đuối, tích cực, dám đương đầu mọi sự khó khăn, gian lao, không hề chùn bước. Quý Phật tử đừng nhìn Phật giáo Nguyên thủy như nhìn Phật giáo phát triển là sai.

“Chẳng phải một phen xương lạnh buốt

Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”

(Hoàng Bá)

Hai câu thơ này cũng đủ xác định bản lĩnh của người tu sĩ Phật giáo, không phải những hạng người sợ hãi đời, không dám đương đầu trước mọi sự khó khăn, gian khổ.

Trong những giờ phút cuối cùng để chứng đạt chân lý, người tu sĩ Phật giáo phải một lần chết đi sống lại.

Như vậy người sợ hãi đời có dám đi tu theo Phật giáo không?

Phần nhiều người ta hiểu sai về Đạo Phật tưởng như Đạo Phật cũng giống như các tôn giáo khác trên hành tinh này.

Thưa quý Phật tử! Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người. Vì thế, nó có một chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh làm người, nó có tám lớp và ba cấp học để xây dựng cuộc sống thế gian này tốt đẹp, mang lại hạnh phúc an vui chân thật cho loài người, chứ có gì mà người tu sĩ sợ hãi đời, bỏ đời. Phải không quý Phật tử? Chỉ vì hiểu sai Đạo Phật mà quý Phật tử nghĩ rằng Đạo Phật là đạo yếm thế, bỏ đời, trốn đời, sợ hãi đời.

Người tu sĩ thấy luôn lỗi mình không thấy lỗi người là để sống xây dựng cho mình một đạo đức không làm khổ mình khổ người, chứ đâu phải bỏ đời, sợ đời. Xây dựng cho mình có đạo đức không làm khổ mình khổ người là tích cực vào đời, chứ đâu phải sợ hãi đời, buông xuôi theo số phận, hèn nhát yếu đuối như mọi người đã nghĩ sai.

Tóm lại người tu sĩ Phật giáo không sợ hãi đời, luôn luôn đương đầu cải thiện đời làm cho đời có đạo đức, có tính người, xa lìa tính thú, biết yêu thương tất cả mọi sự sống trên hành tinh. Người tu sĩ Phật giáo sẽ làm tươi nhuận cuộc sống mọi vật trên hành tinh này, chứ không như các Phật tử nghĩ sợ hãi đời, chẳng dám đương đầu với đời, buông xuôi theo số phận, đó là sự sai lầm rất lớn, không đúng với tinh thần tự lực của Phật giáo.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Xả sạch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn.

Chuyển cuộc đời thành đạo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trí Đức

Con nên nương theo nhân quả mà chuyển cuộc đời thành đạo, có nghĩa xả tâm, ly dục ly ác pháp, tức là tu có đối tượng, để trong khi vừa tu vừa làm tròn bổn phận làm con trong gia đình, có đạo đức không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là tu tập. Đừng quá vội vàng, thẳng thắn mà làm khổ mình khổ người, nhất là những người thân. Thầy tin ở con đủ sức chuyển hóa nhân quả ái kiết sử này.
5.0
Tổng 8 lượt bình luận

Ban biên tập

11:49 24 Th12 2022
2

“Tóm lại người tu sĩ Phật giáo không sợ hãi đời, luôn luôn đương đầu cải thiện đời làm cho đời có đạo đức, có tính người, xa lìa tính thú, biết yêu thương tất cả mọi sự sống trên hành tinh. Người tu sĩ Phật giáo sẽ làm tươi nhuận cuộc sống mọi vật trên hành tinh này, chứ không như các Phật tử nghĩ sợ hãi đời, chẳng dám đương đầu với đời, buông xuôi theo số phận, đó là sự sai lầm rất lớn, không đúng với tinh thần tự lực của Phật giáo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:49 24 Th12 2022
2

“Người tu sĩ thấy luôn lỗi mình không thấy lỗi người là để sống xây dựng cho mình một đạo đức không làm khổ mình khổ người, chứ đâu phải bỏ đời, sợ đời. Xây dựng cho mình có đạo đức không làm khổ mình khổ người là tích cực vào đời, chứ đâu phải sợ hãi đời, buông xuôi theo số phận, hèn nhát yếu đuối như mọi người đã nghĩ sai.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:49 24 Th12 2022
2

“Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người. Vì thế, nó có một chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh làm người, nó có tám lớp và ba cấp học để xây dựng cuộc sống thế gian này tốt đẹp, mang lại hạnh phúc an vui chân thật cho loài người, chứ có gì mà người tu sĩ sợ hãi đời, bỏ đời. Phải không quý Phật tử? Chỉ vì hiểu sai Đạo Phật mà quý Phật tử nghĩ rằng Đạo Phật là đạo yếm thế, bỏ đời, trốn đời, sợ hãi đời.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:48 24 Th12 2022
2

“Người tu sĩ Đạo Phật nói tu có nghĩa là họ đang vượt qua đời sống ác để chuyển hóa thành đời sống thiện. Cho nên, ở góc độ các tôn giáo tha lực thì người tu sợ hãi đời là đúng, còn Đạo Phật không phải vậy, tu của Đạo Phật là đang làm cho cuộc đời tốt hơn, đẹp hơn, hiền thiện hơn. Vì thế người tu sĩ Đạo Phật gan dạ, lầm lì, bản lĩnh, không hèn nhát, không yếu đuối, tích cực, dám đương đầu mọi sự khó khăn, gian lao, không hề chùn bước.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:48 24 Th12 2022
2

“Nếu một người sợ hãi đời thì làm sao vượt qua đời, như một người sợ sóng biển thì làm sao vượt biển; một người sợ núi rừng thì làm sao vượt núi rừng.

Vượt đời tức là đương đầu với đời bằng cách chuyển đời xấu ác làm cho đời xấu ác trở thành tốt đẹp và thiện lành hơn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:47 24 Th12 2022
2

“Biết đời khổ không phải biết để sợ hãi, mà biết đời khổ để cải tạo cuộc đời không còn khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để tránh né, để xây dựng thế giới siêu hình Cực Lạc, Thiên Đàng để trốn chạy thế gian này ư! Biết đời khổ mà tránh né đó là các tôn giáo dựng lên thế giới siêu hình (Cực Lạc, Thiên Đàng) để trốn chạy thế gian, còn Đạo Phật thì không trốn chạy. Cho nên, trước tiên Ngài dạy quét sạch thế giới siêu hình, không còn chỗ đất đứng cho những người sợ hãi trốn đời, bỏ thế gian này để về Cực Lạc, Thiên Đàng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:47 24 Th12 2022
2

“Chùa là nơi huấn luyện đào đạo cho quý Phật tử biết cách làm cho đời tốt đẹp, chứ không phải vào chùa để gõ mõ tụng kinh cầu khẩn một cách tiêu cực, ngu si. Quý vị có biết không? Các chùa hiện giờ là chùa của Bà La Môn chứ không phải của Phật giáo, sống tiêu cực yếm thế để hưởng thụ dục lạc ở đời.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:47 24 Th12 2022
2

“Đức Phật dạy đời là khổ để biết đời khổ mà vượt qua, chứ không phải dạy biết khổ như vậy như vậy để cho quý Phật tử sợ hãi bỏ đời, trốn đời. Đức Phật dạy đời khổ là để biết đời khổ như thật, là để cho quý vị biết và làm cho đời tốt đẹp hơn, không còn đau khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để sợ hãi tránh né trốn chạy vào chùa tu hành.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Hoàng Chính

  • Thời gian

    12/8/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    7

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone