Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
NỘI DUNG MÔ TẢ
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Chơn Như, ngày tháng năm 1999
SAU KHI NHẬP DIỆT CHƯ PHẬT CÒN TRỞ LẠI THẾ GIAN KHÔNG?
Từ Tuệ vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật xưa kia, sau khi nhập diệt từ bỏ xác thân có trở lại thế gian nữa không?
Đáp: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau khi nhập diệt từ bỏ sắc thân không còn trở lại thế gian nữa.
Trong kinh Nguyên Thủy thuộc tạng kinh A Hàm, Đức Phật Thích Ca đã xác định điều này rất rõ ràng: “Ta chỉ còn một kiếp này nữa thôi”. Tại sao Phật không tái sanh lại cõi thế gian này nữa?
Chư Phật không tái sanh lại cõi thế gian này nữa vì cõi thế gian đầy rẫy các ác pháp, con người trên thế gian này có việc gì thì ăn thua đủ, không biết nhẫn nhịn, hung dữ, chửi mắng, mạt sát lẫn nhau, gian xảo, lừa đảo, điêu ngoa, xảo quyệt, giả dối, nhiều chuyện, gian ác, hiểm độc, v.v..
Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lúc nắng, lúc mưa, gió bão bất thường, lại thêm bão lụt, động đất, thủy tai, hỏa hoạn, giặc giã, trộm cướp, giết người chẳng chút lòng xót thương, v.v..
Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì mang thân tứ đại này giống như ở tù chung thân, đi đâu cũng không được tự tại tự do, rất là khổ sở.
Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì tâm Phật hết tham, sân, si. Tâm Phật hết tham, sân, si thì không còn tương ưng với chúng sanh thì không thể nào tái sinh lại được, dù Phật muốn sinh làm người lại nhưng không làm sao được nữa.
Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì mang thân tứ đại này như ở trong ổ bệnh, nóng nực quá chịu không nổi, lạnh quá chịu cũng không xong, mỗi mỗi đều có thể xảy ra gây thương tích làm đau nhức không xiết kể. Thân tứ đại lại vô thường nên thường xảy ra bệnh tật, khi bệnh tật thì khổ đau vô cùng, vô tận. Vì thân tứ đại vô thường nên không tránh khỏi sự già nua, mà hễ già nua thì tay chân run rẩy, đi đứng không vững vàng thì thật là khổ sở vô cùng. Vì thân tứ đại vô thường nên sự hoại diệt chắc chắn phải đến, đến trong sự đau khổ tử biệt sanh ly.
Cho nên, một khi Đức Phật nhập diệt không tránh khỏi cả một trời đau thương phải không hỡi các con?
Khi còn là một học Tăng, Thầy đọc kinh Niết Bàn, trước giờ phút Đức Phật nhập diệt cả Trời, Người đều khóc thương thảm thiết, khiến Thầy cũng xúc động khóc theo. Đây không phải là sự đau khổ tận cùng của sự chia ly hay sao?
Cho nên, Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Hết duyên với chúng sanh có nghĩa là duyên nhân quả đã hết. Mục đích của một người tu theo Đạo Phật là phải trả sạch nhân quả, có nghĩa là không còn nợ nhân quả, không còn nợ nhân quả tức là một người sống toàn thiện, vì sống toàn thiện là thoát khổ cho nên không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh, không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh thì lấy cái gì để đi tái sanh, cái đi tái sanh đã bị diệt rồi và nợ nhân quả cũng hết rồi thì còn duyên nghiệp gì để Phật đi tái sanh nữa.
Mục đích phải đạt của một vị tu sĩ là tu thành Phật, thành Phật để chấm dứt duyên nghiệp tái sanh luân hồi, khi chấm dứt rồi thì còn lấy cái gì đi tái sanh? Mầm tái sanh đã bị diệt ngay từ lúc hướng tâm đến Lậu Tận Minh.
Mầm tái sanh làm người đã dứt thì nợ nhân quả đã hết, nợ nhân quả đã hết thì duyên chúng sanh đã hết, duyên chúng sanh đã hết thì dù có muốn tái sanh cũng không làm ích lợi cho con người. Vì hết duyên, có thuyết giảng, có dạy đạo chúng sanh cũng chẳng nghe.
Ví dụ: Hiện giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tái sanh trở lại dạy người tu hành thì người ta vẫn phỉ báng rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy pháp điên, dạy lỗi thời, dạy không đúng giáo pháp Đại Thừa và Thiền Đông Độ, dạy cho những người sơ cơ còn có chứng, có đắc, còn pháp môn hiện giờ vô chứng, vô đắc, tự tại vô ngại, đói ăn, khát uống, không chấp giới luật.
Do những điều trên đây mà chư Phật nhập diệt rồi thì không bao giờ trở lại cảnh giới thế gian này nữa.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Từ Tuệ
-
Thời gian
1999
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
7
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Mầm tái sanh làm người đã dứt thì nợ nhân quả đã hết, nợ nhân quả đã hết thì duyên chúng sanh đã hết, duyên chúng sanh đã hết thì dù có muốn tái sanh cũng không làm ích lợi cho con người. Vì hết duyên, có thuyết giảng, có dạy đạo chúng sanh cũng chẳng nghe.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Mục đích phải đạt của một vị tu sĩ là tu thành Phật, thành Phật để chấm dứt duyên nghiệp tái sanh luân hồi, khi chấm dứt rồi thì còn lấy cái gì đi tái sanh? Mầm tái sanh đã bị diệt ngay từ lúc hướng tâm đến Lậu Tận Minh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Hết duyên với chúng sanh có nghĩa là duyên nhân quả đã hết. Mục đích của một người tu theo Đạo Phật là phải trả sạch nhân quả, có nghĩa là không còn nợ nhân quả, không còn nợ nhân quả tức là một người sống toàn thiện, vì sống toàn thiện là thoát khổ cho nên không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh, không còn nghiệp lực nhân quả đi tái sanh thì lấy cái gì để đi tái sanh, cái đi tái sanh đã bị diệt rồi và nợ nhân quả cũng hết rồi thì còn duyên nghiệp gì để Phật đi tái sanh nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì mang thân tứ đại này như ở trong ổ bệnh, nóng nực quá chịu không nổi, lạnh quá chịu cũng không xong, mỗi mỗi đều có thể xảy ra gây thương tích làm đau nhức không xiết kể. Thân tứ đại lại vô thường nên thường xảy ra bệnh tật, khi bệnh tật thì khổ đau vô cùng, vô tận. Vì thân tứ đại vô thường nên không tránh khỏi sự già nua, mà hễ già nua thì tay chân run rẩy, đi đứng không vững vàng thì thật là khổ sở vô cùng. Vì thân tứ đại vô thường nên sự hoại diệt chắc chắn phải đến, đến trong sự đau khổ tử biệt sanh ly.
Cho nên, khi một Đức Phật nhập diệt không tránh khỏi cả một trời đau thương phải không hỡi các con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì tâm Phật hết tham, sân, si. Tâm Phật hết tham, sân, si thì không còn tương ưng với chúng sanh thì không thể nào tái sinh lại được, dù Phật muốn sinh làm người lại nhưng không làm sao được nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì mang thân tứ đại này giống như ở tù chung thân đi đâu cũng không được tự tại, tự do rất là khổ sở.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Phật không dám tái sanh lại cõi thế gian này nữa là vì khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lúc nắng, lúc mưa, gió bão bất thường, lại thêm bão lụt, động đất, thủy tai, hỏa hoạn, giặc giã, trộm cướp, giết người chẳng chút lòng xót thương, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chư Phật không tái sanh lại cõi thế gian này nữa vì cõi thế gian đầy rẫy các ác pháp, con người trên thế gian này có việc gì thì ăn thua đủ, không biết nhẫn nhịn, hung dữ, chửi mắng, mạt sát lẫn nhau, gian xảo, lừa đảo, điêu ngoa, xảo quyệt, giả dối, nhiều chuyện, gian ác, hiểm độc, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)