NỘI DUNG MÔ TẢ
Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh. Cho nên, Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo. Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp, cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 22 tháng 11 năm 2004
PHÓNG SANH, BỐ THÍ
Thiện Đức vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Châu Đốc người ta thường lợi dụng dịp vía bà Chúa Xứ, vía Quán Âm, ngày rằm lớn bắt chim nhốt vào lồng bán cho khách hành hương, phóng sanh đó có ý nghĩa gì không? Thế nào là phóng sanh đúng chánh pháp?
Đáp: Phóng sanh đúng chánh pháp là phóng sanh theo luật nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Đúng thời, đúng đối tượng như thế nào?
Đúng thời và đúng đối tượng là thời gian vô tình chúng ta gặp một con vật đang bị lưới, bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật đó để phóng sanh. Đó là đúng giờ giấc và đối tượng nhân quả ta và con vật. Nếu xem xét trong nhân quả thì ta và con vật có nhân duyên với nhau đã khéo gieo nhân quả trong tiền kiếp, nên kiếp này gặp nhau trong hoạn nạn.
Ta phóng sanh như vậy là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng, còn ra chợ mua chim cá phóng sanh là khiến cho người bắt chim cá giam nhốt lại trong chậu, trong lồng để chờ chúng ta đến mua phóng sanh cho có giá. Phóng sanh như vậy là chúng ta mang tội đồng lõa với kẻ bắt chim cá, có nghĩa chúng ta phóng sanh là trở lại thành tội sát sanh (vì đi bắt chim cá nhốt là đã vô tình giẫm đạp một số con vật chết; và khi nhốt thì có thể chúng bị thương, bị đói, bị xa đàn, lẻ bầy… lòng dạ chúng cũng thương nhớ, âu sầu, sợ hãi… và chết; hoặc có khi người khác thích ăn loại chim cá ấy đến mua thì chúng bị giết hết).
Kinh sách phát triển dạy phóng sanh nhưng không giải thích rõ ràng, vì thế người phóng sanh không được phước báo, ngược lại trong nhà có nhiều tai nạn, bệnh tật cho người này hoặc người khác. Làm phước mà không thấy phước, mà chỉ thấy tai họa, thật là tội nghiệp!
Nếu từ đây có ai phóng sanh thì con khuyên họ phóng sanh cho đúng chánh pháp, cho đúng luật nhân quả, chứ không khéo phóng sanh mà cuối cùng lại mang họa vào thân.
Loài chim cá bị lưới rập chài câu đều là do nhân quả đời trước mà đời nay phải làm thân chim cá để bị người đời chài câu lưới rập lại.
Cho nên, người làm nghề chài lưới cá tôm sau này thành thân cá tôm cho người khác chài lưới lại, đó là nhân quả.
Người săn bắn lưới rập chim thú sau này trở thành chim thú cho người khác săn bắn và lưới rập trở lại.
Quy luật nhân quả xoay vần không ai có thể thoát lưới rập của nó được.
Loài người và loài vật được sanh ra đều do quy luật của nó. Cho nên, không ai trốn khỏi luật nhân quả. Nhân nào thì quả nấy, có vay thì phải có trả. Đối với luật nhân quả mà không đủ trí tuệ thì làm một điều thiện nhưng trở lại là làm một điều ác, như đi ra chợ mua chim cá phóng sanh, mới nghe thì rất thiện, nhưng lại là ác pháp vì không trí tuệ, thiếu sự hiểu biết, vô tình khiến người làm ác lại làm thêm, nên làm thiện mà lại làm tội ác đồng lõa.
Cũng như bố thí cho người ăn mày nghèo, không ngờ chúng ta lại bị người không nghèo lừa đảo. Họ không nghèo giả vờ nghèo, họ không tàn tật giả vờ tàn tật ngửa tay xin tiền, ta vô tình bị lừa đảo tiền mất mà không phước, lại còn bị kẻ lừa đảo cười chê cho mình là ngu. Cho nên, có một hôm Vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật:
– “Chúng con là người cư sĩ bố thí, cúng dường, phóng sanh đúng chánh pháp như thế nào xin Thế Tôn chỉ dạy?”
Đức Phật bảo:
– “Này Đại Vương, muốn cúng dường, bố thí, phóng sanh cho đúng chánh pháp, khi cúng dường phải chọn những người tu sĩ giới luật nghiêm chỉnh mà cúng dường thì mới được phước báo. Còn cúng dường cho những tu sĩ phạm giới, phá giới thì không được phước mà còn thêm tội nối giáo cho các tu sĩ phạm giới diệt Phật giáo.
Tội ấy muôn đời sẽ không còn gặp chánh pháp của Đức Phật và đời sau sanh làm người, làm vật đều gặp nhiều tai nạn, bệnh tật nan y khổ đau vô cùng, vô tận”.
– “Này Đại Vương, muốn bố thí thì phải chọn một người nghèo mà ăn ở hiền lành, hiếu hạnh đối với cha mẹ, không tham lam, trộm cướp, không giật của người, không lấy của không cho. Bố thí cho những người ấy thì được phước báo vô lượng, bản thân ít bệnh tật, ít tai nạn, gia đình luôn luôn mọi người đều được bình an, yên vui và hạnh phúc tràn trề. Còn bố thí cho những người ác, tham lam, lấy của không cho, trộm cắp, cướp giật thì không được phước báo mà còn tai họa sẽ đến, hay gặp bệnh tật khó trị”.
Sư cô T.H chuyển dịch Anh ngữ sang Việt ngữ những kinh sách có giá trị được mọi người biết đến, nhưng khi đi làm từ thiện, đem tài vật đi bố thí cho những người nghèo, bất hạnh, nhưng bị tai nạn giao thông làm sư cô chết một cách đột ngột thê thảm và đau xót, bố thí không được phước mà mang họa vào thân.
Nhân quả do những người tham lam giết người, cướp của, hại mạng chúng sanh hay ăn thịt chúng sanh hoặc bắt chim cá bán cho người phóng sanh, vì thế mới lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, nghèo khổ, bất hạnh. Họ là những người không thiện, thế mà mình không trí tuệ, mang của cải tài sản đến cho họ, nên mình phải lãnh nhân quả của họ, vì thế tai nạn mới về mình.
Cho nên, Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo.
Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng, cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.
Kinh sách phát triển dạy phóng sanh hay bố thí thì người phóng sanh, bố thí không biết mình phóng sanh, bố thí và người nhận bố thí và vật được phóng sanh cũng không biết. Theo kinh sách phát triển, phóng sanh và bố thí như vậy mới là bố thí và phóng sanh đúng chánh pháp. Lời dạy này là lời dạy phóng sanh bố thí không trí tuệ, dạy như vậy đi phóng sanh và bố thí để trở thành cây đá. Bố thí mà không biết mình bố thí, phóng sanh mà không biết mình phóng sanh, thật là vô lý! Người được bố thí mà không biết mình được bố thí, thật là ngu ngơ! Bố thí, phóng sanh như vậy là kẻ ngu dại si mê.
Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Thiện Đức
-
Thời gian
22/11/2004
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
9
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Loài người và loài vật được sanh ra đều do quy luật của nó. Cho nên, không ai trốn khỏi luật nhân quả. Nhân nào thì quả nấy, có vay thì phải có trả. Đối với luật nhân quả mà không đủ trí tuệ thì làm một điều thiện nhưng trở lại là làm một điều ác, như đi ra chợ mua chim cá phóng sanh, mới nghe thì rất thiện, nhưng lại là ác pháp vì không trí tuệ, thiếu sự hiểu biết, vô tình khiến người làm ác lại làm thêm, nên làm thiện mà lại làm tội ác đồng lõa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Loài chim cá bị lưới rập chài câu đều là do nhân quả đời trước mà đời nay phải làm thân chim cá để bị người đời chài câu lưới rập lại. Cho nên, người làm nghề chài lưới cá tôm sau này thành thân cá tôm cho người khác chài lưới lại, đó là nhân quả. Người săn bắn lưới rập chim thú sau này trở thành chim thú cho người khác săn bắn và lưới rập trở lại. Quy luật nhân quả xoay vần không ai có thể thoát lưới rập của nó được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ta phóng sanh như vậy là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng, còn ra chợ mua chim cá phóng sanh là khiến cho người bắt chim cá giam nhốt lại trong chậu, trong lồng để chờ chúng ta đến mua phóng sanh cho có giá. Phóng sanh như vậy là chúng ta mang tội đồng lõa với kẻ bắt chim cá, có nghĩa chúng ta phóng sanh là trở lại thành tội sát sanh (vì đi bắt chim cá nhốt là đã vô tình giẫm đạp một số con vật chết; và khi nhốt thì có thể chúng bị thương, bị đói, bị xa đàn, lẻ bầy… lòng dạ chúng cũng thương nhớ, âu sầu, sợ hãi… và chết; hoặc có khi người khác thích ăn loại chim cá ấy đến mua thì chúng bị giết hết).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Phóng sanh đúng chánh pháp là phóng sanh theo luật nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Đúng thời, đúng đối tượng như thế nào? Đúng thời và đúng đối tượng là thời gian vô tình chúng ta gặp một con vật đang bị lưới, bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật đó để phóng sanh. Đó là đúng giờ giấc và đối tượng nhân quả ta và con vật. Nếu xem xét trong nhân quả thì ta và con vật có nhân duyên với nhau đã khéo gieo nhân quả trong tiền kiếp, nên kiếp này gặp nhau trong hoạn nạn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)