Ngày đăng  

23/05/2023, 10:43

NỘI DUNG MÔ TẢ

Khi các con cầm dao cứa cổ con gà, các con tưởng chỉ có cái quả sanh ra những con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con phải trả quả: thân các con phải bệnh đau, tai nạn hoặc trầy da tróc vảy đau đớn cũng như con gà bị cắt cổ vậy. Một nhân cho ra nhiều quả, chứ không phải một quả. Bởi vì thân con nhân quả nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chứ làm sao chạy đâu trốn khỏi!?
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày  tháng 12 năm 2005

NHÂN QUẢ SÁT SANH

Mỹ Thiện vấn đạo

Hỏi: Một người làm ác như con cắt cổ gà chẳng hạn thì ngay lúc đó có từ trường ác tương ưng tái sanh một con gà khác để chịu quả khổ bị người khác cắt cổ, nhưng lúc đó con hoàn toàn không biết cái quả của hành động ác con gây ra thì làm sao con sợ mà tránh làm điều ác nữa?

Đáp: Con hỏi câu hỏi này thì như thế này: Nếu quả chăng mà con biết thì Đức Phật đâu có nói rằng vô minh. Hiện giờ chúng ta hoàn toàn là những người vô minh không biết, nhờ Thầy nói mấy con mới biết rằng những từ trường đó tiếp tục nó sanh như là con cắt cổ con gà, con gà chết tức là quả đau khổ của con gà, trong đó hành động ác của con giết gà là cái nhân, còn cái quả con gà đang chịu khổ. Con gà đang chịu khổ chết do hành động của con tạo, vì vậy mà cái quả của con gà chết sẽ có cái nhân là hành động của con trong đó. Con hiểu không?

Cái nhân đó sẽ tương ưng sanh ra một hay nhiều con gà khác nữa, nó sẽ trả cái quả mà con đã cắt cổ con gà bằng cái hành động ác của con.

Nhưng mà con đâu biết, nếu con biết là minh rồi? Mà minh thì con có cắt cổ con gà được không? Con thấy Đức Phật nói con người vô minh mà, cho nên chúng ta làm mà chúng ta không biết gì hết. Những con gà chết do ai làm ra con gà đó? – Do chính những hành động của con. Nếu mà con minh chắc con không làm những hành động đó đâu. Con hiểu không?

Vì vô minh con mới làm những hành động đó. Bây giờ Đức Phật mới dạy cho chúng ta hiểu như thật để chúng ta không làm nữa, không làm nữa thì đâu còn có con gà bị chết nữa mấy con. Mấy con hiểu điều đó không?

Nếu mà không có Đức Phật nói sự hiểu biết như thật thì chúng ta biết đâu là nhân, là quả. Nhờ Đức Phật dạy chúng ta mới biết và chuyển đổi nhân quả, do đó chúng ta không làm hành động ác đó nữa.

Ở đây con nói, như vậy là con gà trả cái quả đó bằng hành động ác của con gây ra mà chính con đâu có biết, cho nên con cứ mặc sức mà giết. Thì rõ ràng là do vô minh mới có những nỗi đau khổ này. Trước cái chết của con gà, con nhìn thấy, con nắm cần cổ nó, rồi con nhổ cái lông cổ nó, rồi con cắt, nó giãy dụa, con cứ kìm chặt con cắt… Cái sức của con gà quá yếu so với con, con kìm chặt là nó giãy dụa không nổi, cho nên nó chịu chết trong sự đau khổ vô cùng.

Nhưng khi mà Đức Phật dạy chúng ta khởi lòng thương yêu, thấy sự sống chết của con gà chúng ta đau xót vô cùng. Phải không? Nếu không có Đức Phật dạy cái tâm từ bi thì chắc gì mà chúng ta thương yêu, nghĩa là giết người được, cướp của được thì người ta vẫn giết huống hồ là con gà, người ta cần thiết gì một con vật nhỏ mọn như vậy, các con thấy chưa?

Các con thấy, khi mà người ta giết người, người ta cũng thấy như giết một con vật nhỏ mọn, chỉ cần lấy một chỉ vàng hoặc một triệu bạc là người ta vẫn cầm dao đâm người đó chết như thường, đâm nhiều nhát, mặc dù người đó chắp tay cầu xin đừng có giết họ, nhưng chúng ta vẫn giết, đó là sự vô minh. Người ta đâu có ngờ những hành động ác đó nó sẽ trở lại làm những con người để bị người khác giết. Các con hiểu không?

Nếu mà minh thì chắc là không có điều đó, cho nên Đức Phật nói là vô minh.

Câu hỏi của con là, con không biết từ hành động ác của con mà tạo ra những con gà bị giết đó, vì con không đau đớn cho nên con cứ làm. Như vậy rõ ràng từ xưa đến giờ mọi người đang làm vì vô minh, người ta cũng không biết. Còn bây giờ biết rồi mấy con nghĩ sao? Mấy con có dám làm không?

Bây giờ biết rồi thì mấy con có nỡ cầm dao cắt cổ con gà khi mấy con khởi lòng thương yêu, sự đau khổ của mấy con cũng giống như sự đau khổ của con gà. Lúc bấy giờ chúng ta cứ nghĩ sự giãy dụa của con gà cũng giống nhưng mình bị đâm, giãy dụa, đau đớn. Xét như vậy thì con có nỡ tâm nào cắt cổ con gà đó không? Hay đập đầu con cá?

Do sự hiểu biết “minh” thì không thể nào “vô minh” làm những điều ác đó nữa.

Câu hỏi của con giống như là nhân quả không có ăn nhập gì với mình hết, con gà chết đâu có liên quan gì với mình, có phải không? Nó đau khổ, nó giãy dụa, nó chết chứ có ăn thua gì với mình đâu, cho nên mình cứ làm, đó là sự vô minh. Nhưng khi mình minh rồi thì mình biết có sự liên hệ trong nhân quả với nhau. Mình cũng sanh ra từ nhân quả, con gà cũng sanh ra từ nhân quả thì nó có sự liên hệ, nhưng sự liên hệ nó có cái cảm giác. Thọ là cái thọ chứ đâu phải cái thọ của chính mình đâu? Con nghĩ bây giờ con gà đau đớn, giãy dụa thì tôi cũng phải đau đớn, giãy dụa là mới thật sự tôi trả quả, có phải không?

Nhưng các con cứ nghĩ, khi các con cầm dao cứa cổ con gà, các con tưởng chỉ có cái quả sanh ra một con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con phải trả quả: Thân các con phải bệnh đau, các con sẽ bị tai nạn, các con sẽ bị cái dằm hoặc cái gì đó làm các con trầy da tróc vảy đau đớn cũng như con gà bị cắt cổ vậy. Một nhân cho ra nhiều quả, chứ đâu phải một quả. Các con hiểu không?

Bởi vì nhìn qua nhân quả thảo mộc mấy con mới cảnh giác cho mình, một hành động ác làm nhân thì nó sẽ có nhiều quả khổ. Từ trường quả khổ đó đi tái sanh tiếp tục trả cái quả đó và nó còn tiếp diễn những quả khác nữa, trái lớn, trái bé, trái chua, trái chát, chứ đâu có nghĩa chỉ một loại. Cho nên, nhìn nhân quả thảo mộc mà hiểu được nhân quả con người chúng ta mới gọi là minh.

Còn nếu không có chứng cứ như vậy thì chỉ có cái sức Tam Minh, nhưng mà người có trí tuệ Tam Minh thì người ta đã thấu suốt nhân quả rồi, người ta minh rồi, người ta đâu có làm điều ác nữa mấy con.

Câu hỏi của con hôm nay thì coi như là con gà khổ vì bị cắt cổ nó không có liên hệ với mình, lúc đó con không biết cái quả của hành động ác mà con gây ra thì làm sao con sợ mà tránh không làm điều ác nữa?

Bây giờ hiểu thì mới tránh, chứ nếu mà con đau khổ, khi con gà bị cắt cổ mà tay con bị đau nhức thì chắc con không dám cắt cổ con gà, có phải không? Con nghĩ rằng, người khác cắt cổ con gà mà ở đây con bị đau nhức chắc con không cắt cổ con gà, nhưng sự thật không phải vậy, con còn phải trả quả đau khổ, bệnh tật, tai nạn xảy ra đủ thứ làm cho con đau khổ. Hành động ác đó con không phải trả một quả đâu. Cho nên, suốt cuộc đời con người khổ là do hành động của chúng ta. Trừ khi chúng ta tu theo Phật giáo chuyển nhân quả, nhưng chúng ta có thoát những quả khổ đó không? Nó giảm chứ chưa hẳn là hết đâu, chúng ta còn thân nhân quả là còn bệnh đau, còn đau khổ chứ đâu phải hết, nay nhức cái vai, mốt đau cái chân, không phải là những cái dao cắt ở trong đó sao? Các con hiểu không?

Thầy nói nội mấy con già rồi mấy cái răng rụng thôi cũng thấy khó chịu rồi, nhai một miếng cơm, uống một miếng nước lạnh mà đụng vào cái chỗ đó như là tê buốt, các con thấy đó là nhân quả.

Khi con cắt cổ con gà, con thấy con gà giãy dụa đau đớn, nhưng con không ngờ trong cái thân con sẽ thọ lấy những quả đau đớn đó mà con không biết. Bởi vì thân con nhân quả nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chứ làm sao chạy đâu trốn khỏi!?

Trừ ra khi mình hết đau khổ là mình phải có đủ đạo lực để đẩy lui cái đau trong cơ thể chúng ta. Các con thấy niềm tin và sự tu tập làm giảm đi những cái ác của mấy con rồi, cho nên mấy con tác ý đuổi được những bệnh khổ trên thân, mấy con có thấy không?

Nếu không có sự tu tập ngăn ác diệt ác theo Phật pháp, phỏng chừng mấy con có biết pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh không? Chắc chắn là mấy con không đuổi bệnh được. Tại sao mấy con nay bệnh mai đau là có phần mấy con tu sai pháp đó. Chứ mấy con tu đúng, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì mấy con sẽ đuổi được bệnh, mấy con tu tập mà tâm mấy con phiền não, sân hận, trách cứ người khác thì thân mấy con không tránh khỏi quả khổ đâu. Bởi vì tâm mấy con như thế nào thì thân mấy con phải chịu lấy những quả khổ đó. Tâm mấy con khổ đau, giận hờn, phiền toái, trách cứ người này ác, người kia thiện, người này tốt, người kia xấu thì mấy con sẽ bị qua khổ, không chạy khỏi đâu.

Đó là cái phần tu, còn phần đời thì mấy con biết là người ta ác lắm, người ta ăn thịt chúng sanh nữa mà, làm sao người ta chạy khỏi khổ đau!? Còn chúng ta tu nó giảm nhiều rồi, nhưng chúng ta cũng chưa tránh khỏi những quả đau khổ.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Sát sanh làm thuốc trị bệnh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

Chính vì các vị danh y từ xưa đến nay họ không rõ luật nhân quả, vì không rõ luật nhân quả nên họ không biết gốc sinh ra bệnh tật, vì thế mà các ngài cứ lo trị ngọn mà không trị gốc. Muốn trị gốc bệnh thì không nên giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là một thứ thuốc thần dược mà không ai biết.

Người điếc không sợ súng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử Dũng

Nếu hành động ác thì sự đau khổ tăng lên nhiều, nếu hành động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà Đạo Phật gọi là giải thoát hay là Niết Bàn. Cho nên Đạo Phật ra đời xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người cùng sống không làm khổ mình khổ người bằng cách ngăn ác diệt ác pháp trong tâm, sống thiện tăng trưởng thiện pháp.
5.0
Tổng 2 lượt bình luận

Ban biên tập

10:46 23 Th5 2023
1

“Khi con cắt cổ con gà, con thấy con gà giãy dụa đau đớn, nhưng con không ngờ trong cái thân con sẽ thọ lấy những quả đau đớn đó mà con không biết. Bởi vì thân con nhân quả nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chứ làm sao chạy đâu trốn khỏi!?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:45 23 Th5 2023
1

“Nhưng các con cứ nghĩ, khi các con cầm dao cứa cổ con gà, các con tưởng chỉ có cái quả sanh ra một con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con phải trả quả: Thân các con phải bệnh đau, các con sẽ bị tai nạn, các con sẽ bị cái dằm hoặc cái gì đó làm các con trầy da tróc vảy đau đớn cũng như con gà bị cắt cổ vậy. Một nhân cho ra nhiều quả, chứ đâu phải một quả. Các con hiểu không?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Mỹ Thiện

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    12/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    10

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone