Ngày đăng  

11/02/2022, 10:33

NỘI DUNG MÔ TẢ

Một đứa con có hiếu là một đứa con nợ mình ở trong nhân quả, cho nên nó sanh lên rất có hiếu, mình dạy sao nó nghe vậy. Còn một đứa con không có hiếu là mình nợ nó, cho nên bây giờ nó sanh lên nó đòi nợ để mình trả. Khi mình thấy nhân quả như vậy rồi thì đứa con đòi nợ, mình vui vẻ trả hết cái nợ cho nó, khi hết nợ thì nó sẽ ra đi, tức là nó phải chết thôi, còn nó không chết thì bắt đầu nó trở thành đứa con tốt.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu này, hoặc xem trực tiếp như sau:

NHÂN QUẢ CON CÁI CÓ HIẾU BẤT HIẾU

Phật tử vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Sinh trong một gia đình, con cái một đứa thì có hiếu, một đứa thì bất hiếu, thường chống đối với cha mẹ là do nơi nguyên nhân nào?

Đáp: Một đứa con có hiếu là một đứa con nợ mình ở trong nhân quả, cho nên nó sanh lên rất có hiếu, mình dạy sao nó nghe vậy. Còn một đứa con không có hiếu là mình nợ nó, cho nên bây giờ nó sanh lên nó đòi nợ để mình trả.

Khi mình thấy nhân quả như vậy rồi thì đứa con đòi nợ, mình vui vẻ trả hết cái nợ cho nó, khi hết nợ thì nó sẽ ra đi, tức là nó phải chết thôi, còn nó không chết thì bắt đầu nó trở thành đứa con tốt.

Nếu nó xài của cải mình nhiều, nó làm cho mình khổ thì một thời gian khi cái nợ mình trả hết, mình vui vẻ, mình không có chửi mắng nó nữa, lúc bấy giờ mình trả hết thì nó hối hận, bắt đầu nó trở thành đứa con tốt, đó là mình chuyển hóa. Còn mình giận dữ, mình chửi mắng nó này kia thì nhân quả đó mình trả không hết đâu, cho đến suốt cuộc đời mình chịu đựng đứa con khổ đó, không bao giờ hết, nhân quả cứ chồng chất thêm.

Còn trái lại, mình biết mình nợ đứa con này cho nên nó đến nó phá, do đó mình rất tùy thuận, mình rất vui vẻ, rất ngọt ngào với nó để cho mình trả hết quả đời trước mình nợ nó. Vì vậy mà nó lỡ lấy tiền xài phí thì mình cũng không rầy mắng, mình nói nhỏ nhẹ, mẹ làm cực khổ lắm, con lấy chút ít thôi, đừng có lấy nhiều, chứ đừng có cấm nó, đừng lấy chìa khóa giấu nó này kia thì mình trả không hết nợ đâu. Mình nói, con lấy chút ít thôi, mẹ không cấm con, chứ mình cấm nó khi thấy nó xài phí, thấy nó ăn chơi thì đừng nên, mà mình khuyên, con hãy dè dặt đừng chơi bời như vậy, con hãy chọn bạn tốt, không khéo con sa ngã, con bệnh tật, xì ke ma túy mẹ khổ. Mình nói ngọt ngào thì như vậy mình chuyển nhân quả, mình vui vẻ chấp nhận thì một ngày nào đó nó hối hận, sẽ trở thành đứa con tốt.

Còn một đứa con tốt trong gia đình của mình, nó luôn luôn hiếu hạnh, mình nói gì nó nghe đó, khi còn nhỏ mình bảo đi học thì chỉ biết học, không làm cho mình buồn, mấy đứa con này trả hết nợ thì nó chết, nó không sống với mình lâu đâu, cho nên nó để lại cho mình một sự đau khổ, vì đó là đứa con có hiếu.

Coi chừng mấy đứa có hiếu, nó không sống dai với mình, cho nên vì vậy, nó đem tiền, đem bạc về thì mình khéo léo từ chối, tức là nó trả nợ mình, nó đem nó nuôi mình nhiều chừng nào là nó hết nợ sớm chừng ấy, là nó đi à. Nó đi sớm là mình khổ đó, cho nên mình nhận chút ít thôi, con làm cực khổ, con để nuôi vợ nuôi con chứ đừng có lo cho mẹ, mẹ có đủ rồi, con cứ khéo từ chối thì nó còn duy trì mạng sống của nó, chứ khi mà nó trả hết rồi thì nó đi.

Các con đừng có tưởng, nhân quả, cái luật của nó là như vậy, cho nên chúng ta thấu suốt chỗ đó.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Cha mẹ hiền sinh con dữ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Hiền

Cho nên, Đức Phật nói: “Pháp trắng, pháp đen”, nghĩa là có một đứa con ở trong gia đình ác mà nó là thiện để nó trả cái quả của nó làm điều ác. Cũng như bây giờ mấy con làm một người thiện, nhưng mà lỡ mấy con tức giận, mấy con làm cái điều gì ác đó thì từ trường ác đó nó sẽ đi tái sanh nó làm con người tương ưng với người ác đó, nhưng mà vì trong từ trường của người đó họ vô tình làm chuyện ác đó chứ chưa phải là họ đã muốn ác.

Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Sống trong các đối tượng thì chúng ta phải luôn luôn dùng đôi mắt và trí tuệ của chúng ta phải thấy bằng nhân quả thiện ác, chứ không nên sống bằng đúng sai phải trái. Dưới tâm dục của mình thì cái gì của mình cũng đúng hết, cái gì của người khác cũng là sai, do đó mình làm sao biết cái sai, cái đúng được.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

10:34 11 Th2 2022
1

“Một đứa con có hiếu là một đứa con nợ mình ở trong nhân quả, cho nên nó sanh lên rất có hiếu, mình dạy sao nó nghe vậy. Còn một đứa con không có hiếu là mình nợ nó, cho nên bây giờ nó sanh lên nó đòi nợ để mình trả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone