NỘI DUNG MÔ TẢ
Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, mà phải tu tập đúng như lời đức phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là phải tập sống làm một con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:
Chơn Như, ngày 19 tháng 5 năm 2000
NGƯỜI HOÀN HẢO
Câu hỏi của cháu Dũng
Hỏi: Đến nay con gặp được Phật pháp chân chánh của Thầy, con rất mừng như người chết đuối giữa dòng nước vớ được cọc. Khi gặp được Phật pháp chân chánh là con đã có gia đình, vợ dại con thơ. Để sống đúng lời dạy của Thầy “không làm khổ mình khổ người” thì con phải nuôi dạy cháu đến trưởng thành, sau đó mới có thể đi tu được, đó là cái thiệt thòi của con.
Con biết có nhiều người đã quy y Tam Bảo từ lâu, song cả đời họ chẳng có một ngày sống mà giữ gìn một giới trong năm giới cấm dành cho người cư sĩ. Con thì không muốn vậy, con muốn rằng một khi đã quy y Tam Bảo thì phải thực hiện Tam Quy Ngũ Giới nghiêm chỉnh, thì phải sống đúng một cuộc sống của người cư sĩ đệ tử chân chánh của Đức Phật, còn nếu vì bất cứ một lý do gì mà thấy không làm được thì thôi chứ không nên sống nửa đời nửa đạo như Thầy đã nói, vì điều đó cũng làm khổ mình khổ người, vì sẽ làm vợ con hoang mang buồn khổ, cuộc sống gia đình nghi kỵ lẫn nhau, hiểu lầm nhau, đó là điều con không muốn. Chính vì vậy mà đến nay con vẫn chưa quy y.
Đáp: Tu theo Đạo Phật đâu cần phải quy y, xưa có một Bà La Môn khi nghe Đức Phật sống một đời sống Phạm hạnh giải thoát như vậy, ông liền bắt chước sống theo, đến khi gặp Phật ông chẳng biết Phật là ai. Lúc bấy giờ Đức Phật lấy làm lạ, sao lại có một Bà La Môn sống y như mình, nên Đức Phật hỏi:
– “Thầy của Hiền Giả là ai?
Vị Bà La Môn trả lời:
– Thưa Hiền Giả, Thầy của tôi là Đức Phật Gotama.
Đức Phật hỏi tiếp:
– Có bao giờ Hiền Giả đến gặp Đức Phật Gotama chăng?
Vị Bà La Môn trả lời:
– Thưa Hiền Giả, chưa bao giờ tôi gặp Thầy tôi cả, vì Thầy tôi ở tận nước Xá Vệ, tại tịnh xá Kỳ Hoàn.
Đức Phật hỏi tiếp:
– Phỏng chừng hiện giờ gặp Đức Phật Gotama Hiền Giả có nhận ra chăng?
Vị Bà La Môn đáp:
– Thưa Hiền Giả, làm sao tôi có thể nhận ra được Ngài?
Thấy thế Đức Phật rất thương tâm Ngài bảo rằng:
– Chính ta là Đức Phật Gotama đây”.
Trên đây là một mẩu chuyện để thấy người tu theo Đạo Phật đâu cần phải quy y Tam Bảo mà chỉ sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người, tức là sống đúng Phạm hạnh Tam Bảo, là quy y Tam Bảo rồi. Bởi vậy, thời nay có hàng vạn người quy y Tam Bảo, nhưng sống làm khổ mình khổ người thì quy y Tam Bảo có nghĩa lý gì mà còn làm thêm tội cho Phật pháp. Vì thế, Đức Phật bảo rằng: “Chỉ có những người đệ tử của ta mới giết đạo ta chết”.
Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật hoặc lạy hồng danh sám hối cho tiêu tai giải nghiệp, hoặc được chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ.
Tu theo Đạo Phật là phải tu tập đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là người muốn tu tập theo Đạo Phật thì phải tập sống làm một con người hoàn hảo, tức là không còn mang bản chất của loài cầm thú nữa.
Một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày đối với ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, bà con quyến thuộc, bạn bè thân hữu, chòm xóm láng giềng, v.v.. luôn luôn phải đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và còn phải biết tha thứ thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, nhờ đó mới không làm khổ mình khổ người.
Những hành động sống này chính là tu theo Đạo Phật, đạo giải thoát thật sự ngay liền, một bằng chứng cụ thể đó là giải thoát đời sống con người khiến cho con người có một đạo đức nhân bản – nhân quả cao thượng tuyệt vời. Đây là giai đoạn tu tập giải thoát thứ nhất mà người cư sĩ và tu sĩ Đạo Phật nào muốn cầu giải thoát thì cũng đều phải tu tập cho viên mãn, nếu giai đoạn này tu tập chưa xong mà muốn tìm cầu sự giải thoát cao hơn như ngồi thiền nhập định tịnh chỉ hơi thở thì đó chỉ là một sự mơ mộng viển vông mà thôi.
Khi nào trong cuộc sống đã giữ gìn được đạo đức nhân bản – nhân quả tự sống không làm khổ mình khổ người thì mới xin bước vào tu hành ở giai đoạn hai. Nếu trong cuộc sống còn làm khổ mình khổ người thì đừng nên tu tập thêm bước thứ hai, và cũng đừng xin tu Tứ Niệm Xứ, vì Tứ Niệm Xứ là ở giai đoạn tu tập Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, nên nó là giai đoạn thứ hai. Nếu ham tu tập ở giai đoạn hai thì thiếu căn bản, nên kết quả chẳng có gì, vì thế tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi. Khả năng không đủ mà tu tập vượt lớp như vậy đôi khi sẽ bị ức chế, khiến cho thân tâm thành bệnh, có khi rối loạn thần kinh hoặc tẩu hỏa nhập ma, điên khùng.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Phật tử Dũng
-
Thời gian
19/5/2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
7
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Khi nào trong cuộc sống đã giữ gìn được đạo đức nhân bản – nhân quả tự sống không làm khổ mình khổ người thì mới xin bước vào tu hành ở giai đoạn hai. Nếu trong cuộc sống còn làm khổ mình khổ người thì đừng nên tu tập thêm bước thứ hai, và cũng đừng xin tu Tứ Niệm Xứ, vì Tứ Niệm Xứ là ở giai đoạn tu tập Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, nên nó là giai đoạn thứ hai. Nếu ham tu tập ở giai đoạn hai thì thiếu căn bản, nên kết quả chẳng có gì, vì thế tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi. Khả năng không đủ mà tu tập vượt lớp như vậy đôi khi sẽ bị ức chế, khiến cho thân tâm thành bệnh, có khi rối loạn thần kinh hoặc tẩu hỏa nhập ma, điên khùng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Những hành động sống này chính là tu theo Đạo Phật, đạo giải thoát thật sự ngay liền, một bằng chứng cụ thể đó là giải thoát đời sống con người khiến cho con người có một đạo đức nhân bản – nhân quả cao thượng tuyệt vời. Đây là giai đoạn tu tập giải thoát thứ nhất mà người cư sĩ và tu sĩ Đạo Phật nào muốn cầu giải thoát thì cũng đều phải tu tập cho viên mãn, nếu giai đoạn này tu tập chưa xong mà muốn tìm cầu sự giải thoát cao hơn như ngồi thiền nhập định tịnh chỉ hơi thở thì đó chỉ là một sự mơ mộng viển vông mà thôi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày đối với ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, vợ chồng, con cái, bà con quyến thuộc, bạn bè thân hữu, chòm xóm láng giềng, v.v.. luôn luôn phải đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và còn phải biết tha thứ thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, nhờ đó mới không làm khổ mình khổ người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật hoặc lạy hồng danh sám hối cho tiêu tai giải nghiệp, hoặc được chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ.
Tu theo Đạo Phật là phải tu tập đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là người muốn tu tập theo Đạo Phật thì phải tập sống làm một con người hoàn hảo, tức là không còn mang bản chất của loài cầm thú nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tu theo Đạo Phật đâu cần phải quy y Tam Bảo mà chỉ sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người, tức là sống đúng Phạm hạnh Tam Bảo, là quy y Tam Bảo rồi. Bởi vậy, thời nay có hàng vạn người quy y Tam Bảo, nhưng sống làm khổ mình khổ người thì quy y Tam Bảo có nghĩa lý gì mà còn làm thêm tội cho Phật pháp. Vì thế, Đức Phật bảo rằng: “Chỉ có những người đệ tử của ta mới giết đạo ta chết” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)