NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 1996
LY DỤC
Nếu một người dùng hình thức bề ngoài để ly dục mà trong tâm không ly dục, vội tu đức nhẫn nhục cũng chẳng tu nhẫn nhục được gì, trái lại tâm hồn còn thêm đau khổ. Giống như quý Phật tử đã từng nói sự tu hành xả tâm phải “bằng máu và nước mắt”, đó là sự tu sai, do nén tâm chịu đựng nên mới thấy sự khổ đau như vậy, chứ tu đúng thì tâm bất động, dù bất cứ pháp ác nào cũng không làm nó động tâm được.
Nên nhớ, ly dục là lìa xa cái tâm ham muốn, chứ không phải ly vật dụng, vật chất. Một người sống ở rừng núi không có vật dụng gì như loài khỉ, vượn, người này ly vật dụng, chứ không ly tâm dục. Loài động vật cũng vậy, ly vật dụng, chứ không phải ly tâm dục của nó.
Người nghèo không có vật tùy thân, không phải là người ly dục. Người có đầy đủ vật chất trên thế gian mà không dính mắc vào những vật chất ấy, người ấy ly dục!
Người ăn thực phẩm dở mà không đòi thực phẩm ngon, không thích ngon, không chê dở, đó là người ly dục.
Người ăn thực phẩm ngon mà không đòi ăn thực phẩm dở, đó là người ly dục.
Người ăn thực phẩm dở mà đòi ăn thực phẩm ngon là người không ly dục. Ngược lại cũng vậy.
Người không thèm ăn thực phẩm này thực phẩm khác là người ly dục.
Người còn thèm ăn thực phẩm này thực phẩm khác là người chưa ly dục.
Ở cảnh động mà không đòi ở cảnh tịnh là người ly dục.
Ở cảnh động mà đòi ở cảnh tịnh là người chưa ly dục.
Người mặc áo đạo, xuất gia tu hành mà tâm còn ham muốn cảnh thế gian là người chưa ly dục.
Người xuất gia tu hành mà tâm còn làm những chuyện cầu danh ở thế gian là người chưa ly dục.
Ở cảnh động, cảnh chướng tai gai mắt mà không bị động, không thấy chướng tai gai mắt là người ly dục.
Người nào luôn giữ tâm thanh thản là người ly dục.
Người nào luôn giữ tâm vô sự là người ly dục.
Người nào tâm không phóng dật là người ly dục.
Người nào tâm chưa vô sự là người chưa ly dục.
Người nào không giữ tâm thanh thản, tâm hay sanh chuyện này chuyện kia là người chưa ly dục.
Người thấy người khác có áo mới mà đòi hỏi áo mới là người chưa ly dục.
Người thấy người khác có áo mới mà không đòi áo mới là người sống an phận thủ thường, chưa phải là người ly dục.
Người thấy người khác có áo mới, mình cũng có áo mới mà không ham thích, là người ly dục.
Người đứng núi này trông núi nọ là người chưa ly dục.
Người sống trong cảnh tu hành này mà đòi hỏi cảnh tu hành khác là người chưa ly dục.
Sống trong hoàn cảnh này mà vui với hoàn cảnh này là người ly dục.
Người sống trong hoàn cảnh này mà đòi hoàn cảnh khác là người chưa ly dục.
Cùng một công việc có nhiều người làm, nhưng hôm nay không ai làm chỉ có một mình làm nên tâm sanh ra chướng ngại, đó là tâm chưa ly dục.
Còn biết bao nhiêu điều so sánh về vấn đề ly dục và không ly dục. Ở đây, Thầy chỉ nêu ra một số vấn đề cụ thể để quý Phật tử hiểu rõ trong khi tu tập ly dục cho đúng cách.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
1996
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏❤️
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập nhiều ạ!
Ban biên tập
“Người sống trong cảnh tu hành này mà đòi hỏi cảnh tu hành khác là người chưa ly dục.
Sống trong hoàn cảnh này mà vui với hoàn cảnh này là người ly dục.
Người sống trong hoàn cảnh này mà đòi hoàn cảnh khác là người chưa ly dục.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người thấy người khác có áo mới mà đòi hỏi áo mới là người chưa ly dục.
Người thấy người khác có áo mới mà không đòi áo mới là người sống an phận thủ thường, chưa phải là người ly dục.
Người thấy người khác có áo mới, mình cũng có áo mới mà không ham thích, là người ly dục.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ở cảnh động mà không đòi ở cảnh tịnh là người ly dục.
Ở cảnh động mà đòi ở cảnh tịnh là người chưa ly dục.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người nghèo không có vật tùy thân, không phải là người ly dục. Người có đầy đủ vật chất trên thế gian mà không dính mắc vào những vật chất ấy, người ấy ly dục!” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nên nhớ, ly dục là lìa xa cái tâm ham muốn, chứ không phải ly vật dụng, vật chất. Một người sống ở rừng núi không có vật dụng gì như loài khỉ, vượn, người này ly vật dụng, chứ không ly tâm dục. Loài động vật cũng vậy, ly vật dụng, chứ không phải ly tâm dục của nó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nếu một người dùng hình thức bề ngoài để ly dục mà trong tâm không ly dục, vội tu đức nhẫn nhục cũng chẳng tu nhẫn nhục được gì, trái lại tâm hồn còn thêm đau khổ. Giống như quý Phật tử đã từng nói sự tu hành xả tâm phải “bằng máu và nước mắt”, đó là sự tu sai, do nén tâm chịu đựng nên mới thấy sự khổ đau như vậy, chứ tu đúng thì tâm bất động, dù bất cứ pháp ác nào cũng không làm nó động tâm được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)