Ngày đăng  

16/01/2023, 20:54

NỘI DUNG MÔ TẢ

“Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu sanh và cũng không về đâu, đó là câu trả lời: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:

CON NGƯỜI TỪ ĐÂU SANH RA?

Liễu Thiện vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con người từ nhân quả sanh ra là sao? Nghĩa như thế nào? Sống trong nhân quả, chết trở về nhân quả, nghĩa nó như thế nào? Xin Thầy giảng cho chúng con được hiểu!

Đáp: Con người từ nhân quả sanh ra có nghĩa là con người được sanh ra từ những hành động nhân quả thiện ác của môi trường sống. 

Đức Phật dạy: “Vô minh” sanh “hành”, “hành” sanh “thức”, vậy “thức” có được là nhờ “hành”, “hành” có được là nhờ “vô minh”, do vô minh mới có những hành động lúc ác, lúc thiện, do hành động lúc ác, lúc thiện mới có làm khổ mình khổ người, do hành động ác và thiện này mà sanh ra thức, do thức mới có danh sắc.

Trên đây là nói theo kinh sách, nói theo lời dạy của Đức Phật, còn nói theo thực tế qua cái nhìn hiểu biết của ý thức thì con người từ môi trường sống sanh ra. Trong môi trường sống gồm có đất, nước, gió, lửa, các chất khí và các từ trường, do sự vận hành của các chất khí và các từ trường mà tạo ra sự biến dịch thay đổi không ngừng của các vật thể, vì thế mà tạo các duyên tan hợp, nhờ các duyên tan hợp này mà vạn vật sanh ra.

“Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu sanh và cũng không về đâu”, đó là câu trả lời: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”.

Câu trả lời này rất cụ thể và dễ hiểu, vì con người từ cát bụi và không khí (môi trường sống) sanh ra thì chết cũng trở về cát bụi và không khí (môi trường sống).

Nếu không có môi trường sống thì con người không thể sanh ra được, như Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh khác không có sự sống thì không có vạn vật sanh ra.

Sự sanh ra được vạn vật trong vũ trụ là nhờ sự vận hành của các duyên lúc hợp lúc tan, lúc hợp lúc tan tức là có sự thay đổi, sự thay đổi ấy Đức Phật gọi các duyên là vô thường, hay các pháp vô thường đều có nghĩa này. Do các pháp vô thường và biết chắc chắn như vậy nên Đức Phật xác định: “Mười hai nhân duyên khi tan rã thì không còn duyên nào cả, cũng như thân ngũ uẩn, khi một người chết thì không còn uẩn nào cả”. Do đó, Đức Phật lại còn xác định thêm: “Nếu các duyên dù còn một chút xíu như đất trong móng tay Ta thì Đạo Ta không ra đời, vì không giải khổ cho ai được hết”. Do tính chất vô thường thay đổi của các pháp nên con người tu hành giải thoát được.

Ví dụ 1: Một người chửi mắng chúng ta, nhưng chúng ta không chửi mắng lại họ, không buồn tức giận họ và còn khởi tâm thương họ, thì ngay đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó trở thành các duyên cho các thiện pháp. Do tính chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được sự giải thoát một cách cụ thể và rõ ràng. Nếu các pháp không vô thường, cố định, hay nói cách khác là các pháp có tính chất thường hằng thì không thể làm thay đổi được ác pháp thành thiện pháp được.

Ví dụ 2: Một người chửi mắng chúng ta thì chúng ta phải tức giận và chửi mắng lại họ. Nếu tính chất các pháp thường hằng thì ác pháp này không thể thay đổi được, nếu thay đổi không được thì con người dù có tu hành cũng không thể giải thoát được.

Nếu các pháp không thể thay đổi được thì các pháp phải có bản thể thường hằng, nếu các pháp có bản thể thường hằng thì con người phải có đời sống sau khi chết, nếu có đời sống sau khi chết thì con người phải có linh hồn, có linh hồn thì thế giới siêu hình mới có.

Nếu thế giới siêu hình có thì phải có một ông vua của thế giới này, và ông vua của thế giới này thì phải là một đấng toàn năng, một đấng tạo hóa, một đấng toàn thiện, v.v.. mà là đấng tạo hóa, toàn năng, toàn thiện khi tạo tác ra con người và vạn vật thì con người và vạn vật phải là hiền lành không bao giờ giết hại và ăn thịt lẫn nhau. 

Con người và vạn vật do đấng toàn thiện sanh ra thì phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, chứ có đâu giết hại lẫn nhau mà chẳng hề xót thương chút nào…

Do thế, chúng ta không tin thuyết này vì nó không thực tế, mơ hồ, trừu tượng, cho nên những tôn giáo xây dựng thế giới siêu hình đã lỗi thời, không thể còn lừa đảo được ai nữa khi trình độ hiểu biết của con người được nâng lên theo sự tiến bộ của khoa học.

Cho nên, thuyết “nhân duyên” của Phật giáo là phù hợp, là thực tế, cụ thể như khoa học. Vì thế, không có một triết thuyết nào bài bác nó được, nó là một sự thật hiển nhiên của vạn vật trên hành tinh này đều do duyên hợp. Mà đã do duyên hợp thì chỉ có môi trường sống mới có sanh ra vạn vật, từ loài rong rêu, cỏ cây cho đến các loài động vật nhỏ nhất như vi trùng, vi khuẩn, v.v..

Con người cũng là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác nên cũng từ môi trường sống sanh ra. Vì thế, chúng ta khẳng định: “Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả chúng sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Vì hiểu biết nhân quả, cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ, đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!

Nhân quả tương ưng tái sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đào tạo

Chúng ta khởi lòng thương yêu thì từ trường thiện đó nó sẽ biến trong vũ trụ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Cho nên, lòng từ mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống mấy con bình an bấy nhiêu.
5.0
Tổng 7 lượt bình luận

Ban biên tập

09:09 16 Th1 2023
2

“Con người cũng là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác nên cũng từ môi trường sống sanh ra. Vì thế, chúng ta khẳng định: “Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:09 16 Th1 2023
2

“Ví dụ 2: Một người chửi mắng chúng ta thì chúng ta phải tức giận và chửi mắng lại họ. Nếu tính chất các pháp thường hằng thì ác pháp này không thể thay đổi được, nếu thay đổi không được thì con người dù có tu hành cũng không thể giải thoát được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:08 16 Th1 2023
2

“Ví dụ 1: Một người chửi mắng chúng ta, nhưng chúng ta không chửi mắng lại họ, không buồn tức giận họ và còn khởi tâm thương họ, thì ngay đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó trở thành các duyên cho các thiện pháp. Do tính chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được sự giải thoát một cách cụ thể và rõ ràng. Nếu các pháp không vô thường, cố định, hay nói cách khác là các pháp có tính chất thường hằng thì không thể làm thay đổi được ác pháp thành thiện pháp được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:08 16 Th1 2023
2

“Do tính chất vô thường thay đổi của các pháp nên con người tu hành giải thoát được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:07 16 Th1 2023
1

“Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu sanh và cũng không về đâu, đó là câu trả lời: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”.

Câu trả lời này rất cụ thể và dễ hiểu, vì con người từ cát bụi và không khí (môi trường sống) sanh ra thì chết cũng trở về cát bụi và không khí (môi trường sống).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:07 16 Th1 2023
1

“Nói theo thực tế qua cái nhìn hiểu biết của ý thức thì con người từ môi trường sống sanh ra. Trong môi trường sống gồm có đất, nước, gió, lửa, các chất khí và các từ trường, do sự vận hành của các chất khí và các từ trường mà tạo ra sự biến dịch thay đổi không ngừng của các vật thể, vì thế mà tạo các duyên tan hợp, nhờ các duyên tan hợp này mà vạn vật sanh ra.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:06 16 Th1 2023
1

“Con người từ nhân quả sanh ra có nghĩa là con người được sanh ra từ những hành động nhân quả thiện ác của môi trường sống.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Thiện

  • Số trang

    7

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone