Sách nói liên quan
Quay lạiBởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại dịch cúm gia cầm và những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, bão tố, v.v.. thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông hiểu nhân quả nên mọi người phải tự cứu mình bằng cách ngưng bàn tay ác độc giết hại chúng sanh, ngưng sự sống ác độc nhẫn tâm đối với sự sống của các loài vật khác và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo sự hướng dẫn của ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc.
Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.
Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập. Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp. Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu tâm chưa xả mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, thì tu tập chẳng đi đến đâu.
Nói tu tập là nói theo tôn giáo, chứ Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý, người nào biết sống hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý là không hiểu sai Phật pháp. Còn ngược lại tu khác sống khác là không hiểu Phật pháp, nên tu tập gần chết mà không chứng đạo. Người hiểu đúng chỉ cần sống biết xả các chướng ngại pháp là chứng đạo.
Phân biệt tĩnh giác và tỉnh thức
TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng, chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?). Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các ác pháp; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.
Về vấn đề tu tập hàng đầu của Đạo Phật là tu tập tĩnh giác, có tĩnh giác mới phát hiện được ác pháp và lòng tham đắm của mình, nếu không tĩnh giác mà nói tu theo Đạo Phật thì chỉ hoài công vô ích. Cho nên, sự tu tập tỉnh thức là một vấn đề quan trọng của Đạo Phật.
Các con không thấy đạo đức của Đạo Phật sao? “KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI”. Các con học với Thầy theo đường lối tu tập của Phật là để nhắm vào sự giải quyết đau khổ và sanh tử của các con, chớ không phải học theo Thầy mà chỉ trích người khác, làm cho người ta tức giận, phiền não thì đó có đúng không?
Con hãy đọc bài viết của Nguyên Thanh thì biết khả năng người này tuổi trẻ có tài, có tu, chắc chắn phải có người thừa kế Thầy, các con đừng lo. Xưa Đức Phật cũng gặp khó khăn trên đường giáo hóa, đấy cũng là duyên của chúng sanh với Phật pháp. Trước các khó khăn mới biết người tốt, người xấu, nhưng tất cả mọi người chúng ta nên thương yêu họ.
Thầy thường dạy: “Tu là sống, sống là tu” nghĩa là tu tập trong mỗi hành động, việc làm chứ không phải đợi vào cốc ngồi tu. Tu ở đây theo Đạo Phật có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu, sửa đổi những hành động ác, không làm ác nữa tức là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người tức là tu.
Nếu chúng ta có quyết tâm thực hiện lòng từ bi để cứu mình ra khỏi biển khổ, thì trong hoàn cảnh nào ta cũng tùy thuận được mà không bị lôi cuốn vào pháp ác. Việc ngưng trực tiếp hay gián tiếp sát sanh là cần thiết cho giai đoạn đầu tu tập ngăn ác diệt ác của Đạo Phật mà không làm được thì cũng ví như đứa bé muốn đọc sách vở, báo chí mà không học nguyên âm, phụ âm và ráp vần thì chẳng bao giờ đọc sách báo được.