
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 2
NỘI DUNG MÔ TẢ
Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng.
Sách nói được sắp xếp theo chương mục rõ ràng. Quý bạn đọc vui lòng nhấn nút “Nghe” ở trên để nghe toàn bộ nội dung sách nói tư liệu này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
Từ khoá
- đoạn tận
- sợ hãi
- tu tập
- độc cư
- khiếp đảm
- lòng tin
- giáo pháp
- ăn uống
- Những Lời Gốc Phật Dạy
- lậu hoặc
- giới sanh định
- định sanh tuệ
- tinh cần
- chế ngự
- thiền định
- hộ trì
- điên đảo tâm
- điên đảo tình
- điên đảo tưởng
- điên đảo kiến
- không phóng dật
- ác nghiệp
- lời dạy cặn kẽ
- món ăn
- cây gai
- nhìn lỗi mình
- pháp bảo
- A La Hán
- Tứ Niệm Xứ
- cung kính
- Thân hành niệm
- Như Lý Tác Ý
- Bảy giác chi
- giới luật
- Tứ Chánh Cần
- chánh pháp
- Giới Định Tuệ
- chánh niệm
- Tứ Diệu Đế
- tưởng
- tĩnh giác
- Bát Chánh Đạo
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!


Ban biên tập
“Chỉ có “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ” mới giúp chúng ta LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT và CHẤM DỨT TÁI SANH LUÂN HỒI; chỉ có “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ” mới giúp cho chúng ta tu tập KHÔNG CÒN SỢ TU SAI PHÁP, lạc vào tà pháp của ngoại đạo. NGOÀI GIỚI LUẬT RA KHÔNG CÒN GIÁO PHÁP NÀO DẠY CHÚNG TA TU HÀNH GIẢI THOÁT CHÂN CHÁNH NỮA.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Như vậy, CON ĐƯỜNG TU TẬP CỦA PHẬT GIÁO XÁC ĐỊNH RẤT RÕ RÀNG, KHÔNG THỂ TÀ GIÁO NGOẠI ĐẠO XEN LẪN, PHA TRỘN VÀO ĐƯỢC, vì nó là một CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỨC HẠNH LÀM NGƯỜI, LÀM THÁNH. Vậy mà, giáo pháp của Đạo Phật hiện giờ toàn là giáo pháp của ngoại đạo mới kỳ lạ. Chương trình giáo dục đào tạo không còn nữa, giáo trình giáo án lộn xộn, không lớp lang thứ tự, chỉ còn là một tạng kinh hỗn tạp; một tạng giới không nêu rõ giới đức, giới hạnh, giới hành; còn tạng luận thì luận trên trời dưới đất khiến cho người tu tập chẳng biết đường, như lạc vào trong rừng sâu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chúng ta hãy lắng nghe lời Phật dạy cho kỹ: “GIỚI SANH ĐỊNH, ĐỊNH SANH TUỆ” để khỏi bị tà giáo lừa đảo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Lớp CHÁNH ĐỊNH là giai đoạn thứ ba tu tập THIỀN ĐỊNH. Thiền định có tên là TỨ THÁNH ĐỊNH. Tứ Thánh Định gồm có:
˗ Sơ Thiền.
˗ Nhị Thiền.
˗ Tam Thiền.
˗ Tứ Thiền.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Lớp CHÁNH NIỆM là giai đoạn thứ hai tu học GIỚI LUẬT trên pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Tứ Niệm Xứ gồm có Tứ Niệm Xứ tu học trên Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ tu học trên pháp Thân Hành Niệm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Từ lớp CHÁNH KIẾN cho đến lớp CHÁNH TINH TẤN là giai đoạn thứ nhất tu tập GIỚI LUẬT. Tu tập GIỚI LUẬT giai đoạn một có giáo trình tu học thuộc về pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Tứ Chánh Cần gồm có: Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Định Sáng Suốt và Định Niệm Hơi Thở. Định Niệm Hơi Thở gồm có: 18 đề mục tu tập.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Căn cứ vào chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh nhân bản – nhân quả của Phật giáo (ĐẠO ĐẾ) có tám lớp (BÁT CHÁNH ĐẠO), chúng ta phân ra làm BA CẤP TU HỌC: GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nếu chân lý “ĐẠO ĐẾ” không có thì chúng ta biết căn cứ vào đâu để xác định pháp môn tu hành chân chánh của Phật giáo. May mắn thay Đức Phật đã SÁNG SUỐT, khi Đạo Phật xuất hiện ra đời, Ngài đã DỰ ĐOÁN BIẾT TƯƠNG LAI VỀ SAU NGOẠI ĐẠO SẼ DÌM PHẬT GIÁO và DIỆT PHẬT GIÁO bằng con đường PHA TRỘN CHÁNH PHÁP và TÀ PHÁP LẪN LỘN, khiến cho NGƯỜI ĐỜI SAU KHÓ PHÂN BIỆT TÀ, CHÁNH. Cho nên, bài thuyết giảng lần đầu tiên của Đức Phật được gọi là chuyển pháp luân, chính là “PHÁP MÔN TỨ DIỆU ĐẾ”. Tứ Diệu Đế là bốn chân lý của Đạo Phật bắt đầu có từ đây khiến cho mọi người THÔNG SUỐT THÂN PHẬN CỦA CON NGƯỜI, tức là THÔNG SUỐT THẾ GIỚI QUAN và NHÂN SINH QUAN như thế nào đúng và như thế nào sai.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“! Chúng ta hãy căn cứ vào lời di chúc của Đức Phật và Bát Chánh Đạo, tức là ĐẠO ĐẾ. Đạo Đế là một chân lý trong bốn chân lý của Đạo Phật. Đã là CHÂN LÝ thì nó là một PHÁP MÔN hay nói cách khác, nó là một CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẤT DI BẤT DỊCH của những pháp môn tu tập GIẢI THOÁT thật sự, LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, KHÔNG AI CÓ QUYỀN THAY ĐỔI ĐƯỢC. Nó là CON ĐƯỜNG dẫn chúng ta ĐI ĐẾN NƠI GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN. Nó là TẤM BẢN ĐỒ chỉ rõ đường đi để chúng ta theo đó tiến bước mà KHÔNG CÒN SỢ LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI. Nó là CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ SỐNG KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI. Nhờ đó, chúng ta đạt đến mục đích tối hậu, LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT VÀ CHẤM DỨT LUÂN HỒI.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn. Bất cứ một vật gì cản lối thì chúng ta đều vượt qua với một nghị lực kiên cường và đầy cương quyết sắt đá. Có tu tập như vậy, chúng ta mới là người chiến thắng. Phải không các bạn?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)