Sách nói liên quan
Quay lạiMuốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Nếu còn thấy người khác xấu ác thì tâm ta chưa xả. Tâm chưa xả tức là tâm chưa thanh thản, tâm chưa thanh thản mà vội tu thiền định thì không bao giờ nhập định được. Chỉ khi nào thấy mọi người đều tốt, không có ác ý với ta dù bất cứ việc gì thì tâm ta đã xả, tâm ta đã xả thì nhập định dễ như trở bàn tay.
Tu hành cũng chỉ vượt qua các nghiệp khổ của cuộc sống để đem lại an vui cho mình cho người, tức là thoát khổ, chứ không phải tu để thành Tiên, thành Phật, tu hành có mục đích trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, dù cho bất cứ một ác pháp nào cũng không tác động được vào thân tâm khiến cho cuộc sống được thanh thản, an lạc và vô sự.
Phân biệt tĩnh giác và tỉnh thức
TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng, chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?). Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các ác pháp; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.
Qua cuộc vấn đạo trong bộ sách “Đường Về Xứ Phật”, quý vị đã được đọc, đừng vội vàng tin những lời nói trong đây mà hãy suy nghĩ kỹ, nếu sách chỉ vạch chỗ phi đạo đức xét thấy là thật sự phi đạo đức, chỗ lý luận sai mà thật sai, chỗ tu tập giải thoát mà có giải thoát thật sự, chỗ mê tín lạc hậu đúng là chỗ mê tín lạc hậu thật sự như vậy thì quý vị hãy tin, còn ngược lại thì quý vị đừng nên tin, vì chúng tôi cũng chỉ là một người như quý vị.
Buồn chán khi không xả tâm được
Nghe tiếng kêu cứu này Thầy quá bồi hồi, cảm ứng như Thầy đang chới với giữa dòng sông như con vậy. Tu hành không có nghĩa là trở thành cây đá, tu hành là dẹp bỏ những tâm ích kỷ, nhỏ mọn để không làm khổ mình khổ người, không thương ghét trong sự đối đãi, chứ không thể nào làm mất tâm từ bi của một tu sĩ Phật giáo.
Vượt thoát gia đình, chứ không phải trốn gia đình để đi tu, mà là sống trong gia đình biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; biết ngăn ác diệt ác; biết không làm khổ mình khổ người; biết giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì gia đình làm sao ràng buộc được, thì ngay đó là tu giải thoát rồi, chứ còn tu ở đâu nữa!?
Tu có đối tượng tuy khó nhưng kết quả dễ nhận ra và nhận ra rõ ràng, cụ thể. Tu tập có đối tượng không sợ bị ức chế tâm, không sợ lạc vào thiền tưởng, nhưng phải tránh sự chịu đựng. Tu tập có đối tượng dễ phát triển tri kiến giải thoát vì phải thường xuyên quán xét, tư duy, suy nghĩ, làm việc nhiều về trí óc. Phát triển tri kiến giải thoát tức là phát triển trí tuệ đạo đức nhân bản - nhân quả.
Thầy thường dạy: “Tu là sống, sống là tu” nghĩa là tu tập trong mỗi hành động, việc làm chứ không phải đợi vào cốc ngồi tu. Tu ở đây theo Đạo Phật có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu, sửa đổi những hành động ác, không làm ác nữa tức là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người tức là tu.
Chừng nào tâm như cục đất thời mới xong, cố gắng lên con ạ: “Chiến thắng ngàn quân địch không bằng chiến thắng tâm mình”. Con hãy cố gắng tu hành “diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp cho rốt ráo”. Cố gắng hết sức mình để làm chủ thân tâm, sự giải thoát hoàn toàn, để đạt được “tâm bất động”.