Sách nói liên quan
Quay lạiMuốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Tóm lại, tất cả mọi sự việc trên đời này đều do nhân quả, dù con có lo hay không lo cũng không tránh khỏi nhân quả. Nhân quả chỉ có chuyển hóa bằng cuộc sống thiện thì mọi việc sẽ tốt đẹp nhất.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Trang bị một giáo pháp đầy đủ các pháp hành có kỹ thuật, có khoa học, có chiến thuật, có chiến lược để bắt đầu một cuộc chiến đấu về nội tâm giành lại chủ quyền sanh tử luân hồi và đem lại một đời sống thanh bình, an lạc, đó là nhiệm vụ của Thầy. Còn về phần các con thì phải biết áp dụng có kỹ thuật, có khoa học thì kết quả không phải khó khăn lắm.
Vì vậy mà những người mới tu tập, còn gia duyên, còn tiếp duyên với mọi người, còn làm công việc để sinh sống thì nên học đạo đức nhân quả và sống với đạo đức nhân quả thì sẽ được giải thoát ngay liền.
Tu hành cũng chỉ vượt qua các nghiệp khổ của cuộc sống để đem lại an vui cho mình cho người, tức là thoát khổ, chứ không phải tu để thành Tiên, thành Phật, tu hành có mục đích trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, dù cho bất cứ một ác pháp nào cũng không tác động được vào thân tâm khiến cho cuộc sống được thanh thản, an lạc và vô sự.
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc.
Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.
Đạo Phật tu không khó nhưng các con nên nhớ lấy: “Tu sai một đường tơ, ngàn năm không thấy đạo”. Đức Phật dạy “sống độc cư” không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm không phóng dật, tức là sống ngăn ác diệt ác pháp. Từ cuộc sống đó chúng ta suy ra, hạnh độc cư tức là sống trong các chướng ngại mà tâm không hề dao động.
Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập. Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp. Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu tâm chưa xả mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, thì tu tập chẳng đi đến đâu.
Mục đích của Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Vì thế, pháp môn của Đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện là pháp môn dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là đạo đức nhân quả.