Pháp âm liên quan
Quay lạiLớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 9: Nhận xét bài làm nhân quả thảo mộc (Nam)
Định Vô Lậu giúp chúng ta triển khai giải thoát. Hiện giờ quý vị đang ở trong sự hiểu biết không giải thoát, nên dễ giận hờn, phiền não, tham đắm, thích thú điều này điều kia. Vì vậy, muốn được giải thoát thì chúng ta phải trang bị cho mình có sự hiểu biết giải thoát để không còn bị dính mắc, tham đắm. Đó là con đường của Đạo Phật, rèn luyện, đào tạo chúng ta có sự hiểu biết này.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 6: Nhân quả thảo mộc
Chúng ta học để triển khai tri kiến nhân quả tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ nhân quả, mà bài học đầu tiên là nhân quả thảo mộc. Khi hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.
Cái nhân nào sẽ chiêu cảm nghiệp nấy. Chúng ta thấy cái tính tình ngạo nghễ, kiêu mạn rất xấu, nó sẽ đưa đến nhân quả hạ liệt, nghèo khổ. Còn nếu mình luôn luôn lúc nào cũng khiêm hạ, từ tốn, không có kiêu mạn, không có ngã mạn trước mọi người, mọi hoàn cảnh thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ sanh vào trong gia đình cao quý, có học thức, có tiền bạc, có đầy đủ quyền thế.
Qua một chuyện bố thí này, người cư sĩ cũng cần phải học, học để làm gì? Để chúng ta biết bố thí, san sẻ trước những cảnh khổ. Chúng ta được giàu sang là do có sự bố thí, san sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh ở trong xã hội của chúng ta. Hành động bố thí, san sẻ, cúng dường, hành động đó sẽ đưa chúng ta đến tài sản lớn, giàu sang, tiền của đầy đủ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.
Con đường mà mình ganh ghét, tật đố người khác nó tạo cho mình tu hành cũng chẳng ra gì, chẳng đi đến đâu hết. Nghiệp đố kỵ này sẽ đưa đến quả khổ và làm người có quyền thế nhỏ hoặc không có quyền thế. Cho nên vì vậy khi chúng ta hiểu biết được cái này do đó chúng ta không ganh tỵ ai hết, không nói xấu ai hết. Mình nói xấu người khác tức là có lòng ganh tỵ rồi, mình phải thấy cái điều này rất rõ.
Chúng ta không phẫn nộ, không phật ý, lúc nào cũng nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, thì lúc bấy giờ chúng ta sanh lên làm người có gương mặt đẹp đẽ, tướng hảo quang minh, không còn xấu xí nữa. Đó là con đường đưa đến chúng ta có thân người đẹp đẽ.
Nhân quả bệnh tật và khoẻ mạnh
Do từ hành động vô tình hãy hữu ý làm đau khổ chúng sanh trong đó có con người mà bây giờ chúng ta phải thọ lấy bệnh tật, khổ đau. Như vậy, khi được học bài này rồi chúng ta sẽ từ bỏ, dứt trừ những hành động làm đau khổ chúng sanh để thân thể ít bệnh tật, được khoẻ mạnh.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 5: Nhân quả thảo mộc
Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời giới luật, mà không rời giới luật thì không rời tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt. Nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.
Khi một người nhẫn tâm đả thương, giết hại chúng sanh không chút thương xót, thành tựu nghiệp sát sanh, thì khi chết đi phải sanh vào cõi dữ của loài ác thú chuyên giết chóc lẫn nhau và chịu sự đau khổ như địa ngục, trải qua nhiều đời mới được sanh làm người, nhưng bị yểu tử là do cái nghiệp của họ đã tạo.
Đức Phật dạy: “Con người là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là con người từ nghiệp sanh ra, nghiệp là chủ nhân của con người. Nghiệp là thói quen của hành động thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển, nghĩa là từ nghiệp cũ tạo thêm nghiệp mới, nên chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này.
Cái ý của chúng ta là cái nhân, chứ chưa thành cái quả đâu, nhưng mà mọi hành động của chúng ta đều qua cái ý hết. Cũng như người ta vừa chửi mình, thì cái ý của mình nó đã theo thói quen phản ứng, nó chửi, nó đánh lại liền, từ đó mà nhân quả thiện ác nó chồng lên. Đức Phật dạy chánh niệm tỉnh thức để mình tỉnh táo đừng bị cái nghiệp lực nó đẩy. Khi cái ý của muốn chửi người ta, mình suy nghĩ không nên chửi như vậy, vì vậy mà lời nói của mình nhẹ nhàng, êm dịu hơn, không có hung hăng nữa.