NỘI DUNG MÔ TẢ
Đức Phật dạy: “Con người là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là con người từ nghiệp sanh ra, nghiệp là chủ nhân của con người. Nghiệp là thói quen của hành động thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển, nghĩa là từ nghiệp cũ tạo thêm nghiệp mới, nên chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này.
“Thứ nhất chúng ta phải hiểu, nghiệp là một thói quen của chúng ta. Nghĩa là một người mới sinh ra họ chưa biết ghiền thuốc, nghiền rượu, nhưng mà lớn lên rồi gặp môi trường bạn bè hoặc những người ở trong nhà buôn bán rượu này kia thì bắt đầu họ nếm thử chút chút. Ban đầu họ thấy đắng, cay, hôi, họ không có uống được, nhưng lần lần họ thấm nhuần, họ quen đi, tới chừng họ trở thành ghiền, mà trở thành ghiền tức là nó đã trở thành nghiệp rồi.”
Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Play” để nghe toàn bộ pháp âm bài giảng này
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Album
Nghiệp nhân quả
-
Địa điểm
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
1997
-
Thể loại
Bài giảng
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Noname THD
cảm ơn ban biên tập
Noname THD
hay quá ạ!Con cảm ơn thầy
Ban biên tập
“Tạm thời ở đây Thầy ngắn gọn, sau này có những dịp chúng ta cần phải nghiên cứu về các nghiệp này nữa để chúng ta thông suốt tất cả các nghiệp trong thân chúng ta. Chúng ta biết rằng trong thân chúng ta có ba nơi hành nghiệp này, đó là thân của chúng ta, miệng của chúng ta, và ý của chúng ta. Ba chỗ hành động này gọi là hành động nghiệp. Nghĩa là nghiệp cũ có rồi tạo nghiệp mới. Vì vậy mà chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này chớ không phải gì khác hơn hết.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nghiệp là chủ nhân tức là nó sẽ sai chúng ta, nó làm chủ chúng ta. Nó sai chúng ta làm cái gì chúng ta làm cái nấy. Bởi vì khi chúng ta quen cái đó rồi, khi thói quen đó khởi lên, nó muốn cái gì đó thì chúng ta không ngăn chặn được nó. Cho nên, đương nhiên cái đó là nghiệp sai chúng ta làm điều đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Thứ nhất chúng ta phải hiểu, nghiệp là một thói quen của chúng ta. Nghĩa là một người mới sinh ra họ chưa biết ghiền thuốc, nghiền rượu, nhưng mà lớn lên rồi gặp môi trường bạn bè hoặc những người ở trong nhà buôn bán rượu này kia thì bắt đầu họ nếm thử chút chút. Ban đầu họ thấy đắng, cay, hôi, họ không có uống được, nhưng lần lần họ thấm nhuần, họ quen đi, tới chừng họ trở thành ghiền, mà trở thành ghiền tức là nó đã trở thành nghiệp rồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con người là thừa tự của nghiệp, nghĩa là mình sanh ra đây mình thừa tự cái nghiệp của chính mình.
Nghiệp là thai tạng của con người, tức là nghiệp sanh ra con người.
Nghiệp là quyến thuộc, là điểm tựa, và nghiệp lại phân chia ưu, liệt của loài người, nghĩa là người tốt, người xấu nó phân chia ra. Nó sanh con người ra rồi nó phân chia con người ra.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bây giờ Đức Phật đặt ra vấn đề nghiệp, vậy nghiệp là cái gì?
Đức Phật giải thêm: nghiệp là chủ nhân của loài người, tức là nghiệp đẻ ra loài người. Nghiệp là chủ, muốn cho người đó tốt, xấu hoặc này kia là do nghiệp, chớ không phải có một người nào sanh chúng ta ra, mà do nghiệp sanh ra.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)