Ngày đăng  

22/08/2021, 20:31

NỘI DUNG MÔ TẢ

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:

Chơn Như, ngày tháng năm 1998

XẢ SẠCH

Hải Tâm vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Biết bao giờ tâm con mới xả sạch?

Đáp: Nếu thấu rõ đời sống con người là khổ, khổ như thật, trong cõi đời này không có một vật gì là của mình, là mình cả và những vật ấy không bao giờ thường còn mãi mãi, luôn có sự thay đổi vô thường từng phút giây, vì thế sáng vui chiều khóc, chiều vui sáng khóc, đời sống con người là vậy, vui ít, khổ nhiều, có gì là hạnh phúc đâu, có gì mà tham đắm?

Nếu một người không biết nhàm chán những sự cám dỗ của cuộc đời này để vượt ra khỏi những khổ đau của kiếp làm người mà cứ mãi đắm chìm theo dục lạc của nó thì khó mà buông xả sạch.

Nếu không chịu khó thường quán xét, tư duy thì không thể nào thấu suốt lý vô thường, khổ đau và vô ngã của vạn pháp trong thế gian này thì làm sao buông xả sạch vạn pháp cho được.

Nếu tâm còn ham thích, chưa ngao ngán, chán chường cuộc sống này thì làm sao xả bỏ sạch được, nếu xả bỏ sạch không được thì cuộc đời tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi.

Đạo Phật là đạo buông xả, có nghĩa buông xuống không dính mắc bất cứ một vật nào cả, còn dính mắc, dù cho một pháp nhỏ nhất như đầu mũi kim thì cũng chưa chấm dứt sanh tử, luân hồi.

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc.

Nhàm chán không có nghĩa là chán đời, ở đây có nghĩa là thấu suốt được vạn pháp không có thực thể nên tâm không còn tham đắm và dính mắc nó nữa.

Nói buông xả có nghĩa là sống một đời sống ly dục ly các ác pháp khiến cho tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự.

Nói buông xả là nói đến một đời sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người, một đời sống đức hạnh tuyệt vời mà mọi người hằng mơ ước.

Bởi vậy, con hãy cố gắng xả cho thật sạch, xả cho thật sạch thì tâm con được an lạc, thanh thản và vô sự, một trạng thái vô cùng an ổn và lợi ích cho muôn vạn người và tất cả chúng sanh, chứ không ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi như cuộc sống của con người hiện nay. Con người hiện nay đang sống trên sự đau khổ của muôn loài chúng sanh nhưng vô tình họ nào có hay biết gì đâu.

Con hãy cố gắng xả cho thật sạch thì sự tu tập của con không phí bỏ vô ích một kiếp làm người, vì những điều con muốn biết, muốn hiểu, con đều sẽ hiểu biết tất cả, không gian và thời gian không còn chia cắt và ngăn cách đối với con nữa, rồi con sẽ hiểu: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”.

Và con còn sẽ hiểu hơn nữa: “Không có con người sanh tử mà chỉ có sự thay đổi hợp, tan của môi trường sống theo định luật của nhân quả”.

Hãy cố gắng tu tập buông xả con ạ! Không uổng phí công tu tập, không hoài công đâu con ạ!

Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi có ích gì?

Ôm vào đau khổ vô cùng tận,

Buông xuống ngay liền vạn khổ đi

Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi! Con sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, vô tận.

Cuộc sống của con người chỉ là một vở tuồng trên sân khấu nhân quả, có đáng gì cho chúng ta đắm mê mà không buông bỏ được phải không hỡi con? Chỉ toàn là khổ đau, khổ đau vì tranh ăn; khổ đau vì danh lợi; khổ đau vì hơn thua, v.v..

Cho nên, Đạo Phật ra đời dạy: “Con người bỏ xuống tất cả các ác pháp và sẽ được tất cả các thiện pháp”, đó là một bí quyết bảo vệ môi trường sống trên hành tinh này, đem lại cho muôn loài một đời sống công bằng và công lý.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lòng yêu thương là động lực giải thoát

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyên Thanh

Con là một thiếu nữ trẻ đẹp có đầy đủ trí tuệ và lòng yêu thương mọi người. Thỉnh thoảng con lại giúp Thầy cho ra đời những tác phẩm chấn chỉnh lại Phật giáo khiến cho mọi người có hướng đi tốt đẹp để xây dựng cuộc đời họ trong an lạc và hạnh phúc.

Những gì tôi biết về Thầy tôi

Mật Hạnh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thầy Mật Hạnh viết về Trưởng lão Thích Thông Lạc, một tấm gương đức hạnh cao thượng tuyệt vời của một bậc tu hành xả tâm, sống không làm khổ mình khổ người, thật khó có bút mực nào tả được những đức hạnh ấy.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Thiện Tâm

07:58 27 Th5 2024
0

Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️

ĐĂNG GIÁC NGẠN

10:27 03 Th5 2023
1

Tuyệt vời, những ý pháp vô giá để giải thoát.

Ban biên tập

09:30 19 Th9 2021
4

“Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc. Cho nên, Đạo Phật ra đời dạy: “Con người bỏ xuống tất cả các ác pháp và sẽ được tất cả các thiện pháp”, đó là một bí quyết bảo vệ môi trường sống trên hành tinh này, đem lại cho muôn loài một đời sống công bằng và công lý.” Thật tuyệt vời lời dạy của Trưởng lão Thích Thông Lạc!

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Hải Tâm

  • Thời gian

    1998

  • Khổ giấy

    13x20.5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    file pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone